05:33 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tự tạo cơ hội: Trồng mãng cầu xiêm thu lãi lớn

Thứ ba - 04/10/2016 06:07
Với 1.000 gốc mãng cầu xiêm cho trái ổn định, mỗi năm gia đình ông Lê Văn Vui thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Ông Vui (56 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Kiên, xã Vĩnh Quới, TX.Ngã Năm, Sóc Trăng) kể lại năm 1980, vợ chồng ông được cha mẹ cho 6 công vườn tạp và 5 công ruộng để lập nghiệp. Do đất nhiễm phèn mặn nặng nên vườn mọc toàn cây tạp, cây rừng. Còn ruộng mỗi năm chỉ sản xuất 1 vụ lúa mùa, năng suất rất bấp bênh nên thu nhập chỉ đủ sống qua ngày. Với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất của mình, ngoài thời gian làm thuê kiếm sống, ông Vui tranh thủ phát hoang, cải tạo vườn tạp, trồng mãng cầu xiêm (mãng cầu gai) ghép trên gốc bình bát và trồng mía để cải thiện cuộc sống.
Sau 3 năm trồng, cây cho trái nhưng thu hoạch xong bán không ai mua nên ông đốn bỏ. Khoảng 5 năm sau, cây mía cũng không cho thu nhập khá hơn, trong khi đó những cây mãng cầu xiêm còn sót lại thích nghi với đất phèn mặn nên phát triển xanh tốt, trĩu quả mà không cần chăm sóc hay bón phân. Từ đó, ông tìm hiểu kỹ thuật, thị trường, mở rộng diện tích trồng mãng cầu xiêm rồi gắn bó đến nay.
Sau nhiều năm trồng mãng cầu xiêm cho thu nhập khá, ông Vui mua thêm đất, mở rộng diện tích trồng và hiện có 1,3 ha với hơn 1.200 gốc mãng cầu xiêm, trong đó có 1.000 gốc đang cho trái. Ông cho biết mãng cầu xiêm ghép gốc bình bát từ lúc trồng đến cho trái khoảng 2,5 năm. Đây là loại cây chịu được phèn mặn cao, kể cả khô hạn, nước ngập. Tuổi thọ của cây có thể lên đến 50 năm.
Tuy cây rất dễ sống nhưng đòi hỏi người trồng phải chăm sóc thật tỉ mỉ, nhất là ở giai đoạn đầu (lúc ghép cây giống) và lúc cây ra hoa phải chấm phấn của hoa đực vào hoa cái cho đậu trái đều và đẹp (vì hoa mãng cầu xiêm khó tự thụ phấn). Giai đoạn này phải làm thủ công toàn bộ mới có hiệu quả, thường tỷ lệ đậu trái khoảng 80%. Cây mãng cầu trồng sau 4 năm phải tỉa cành, cắt đọt, không cho phát triển chiều cao để không ảnh hưởng đến năng suất trái. Đến năm thứ 5, cây bắt đầu cho trái nhiều, năng suất cao nhất có thể đạt 250 kg/cây/năm.
Ông Vui cho biết, để hạn chế rủi ro về giá, ông áp dụng khoa học kỹ thuật để xử lý cho cây mãng cầu ra trái rải vụ, tránh để ra trái tập trung. Trong 3 năm gần đây, mãng cầu của ông luôn giữ được đầu ra ổn định, thương lái vào tận vườn thu mua với giá từ 20.000 - 30.000 đồng/kg. “Với 1.000 gốc mãng cầu xiêm cho sản lượng khoảng 27 tấn/năm, mỗi năm gia đình tôi thu được lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng”, ông Vui phấn khởi nói.
Ngoài ra, nhiều năm qua ông Vui còn nhân giống mãng cầu bán cho nhiều người dân trong vùng. Riêng vụ gây giống mới đây, ông đã bán hơn 12.000 cây giống, với giá 20.000 đồng/cây. Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Vui luôn sẵn sàng chia sẻ, nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ kỹ thuật trồng mãng cầu cho nhiều hộ dân ở địa phương. Ngày 29.7 vừa qua, ông Vui đã tập hợp bà con trong xóm thành lập Hợp tác xã nông nghiệp mãng cầu xiêm, do ông làm giám đốc. Bước đầu hợp tác xã có 29 thành viên, với 15 ha trồng mãng cầu.
Từ việc trồng mãng cầu xiêm hiệu quả, lợi nhuận cao, ông Vui tích lũy tiền mua thêm đất và mở rộng mô hình chăn nuôi, trồng trọt. Hiện ông đã mua được 4,6 ha đất ruộng, mỗi năm làm 2 vụ lúa, cho thu nhập gần 200 triệu đồng/năm. Ông còn tận dụng phụ phẩm từ rơm rạ để trồng nấm rơm. Hiện nay, ông đầu tư vốn, mở rộng xây thêm chuồng trại nuôi gần 200 con heo, cho thu nhập khoảng 120 triệu đồng/năm.
Với thành tích tiêu biểu trong sản xuất, năm 2015, ông Vui được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng ba. Năm 2016, ông được T.Ư Hội Nông dân VN trao tặng danh hiệu Nông dân VN xuất sắc. Bạn đọc có nhu cầu trồng mãng cầu xiêm liên hệ ông Vui theo số điện thoại: 0796296992.

Theo Thanh niên
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 220


Hôm nayHôm nay : 47565

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 420392

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73467363