Với đức tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, anh Cù Huy Hoàng ở thôn Làng Già, xã Yên Thắng, (Lục Yên - Yên Bái) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư nuôi gà thương phẩm.
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn 2 Nguyễn Văn Lượng đã mạnh dạn đầu tư trồng sâm, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu, trở thành một trong những hộ khá giả nhất nhì của xã Trà Linh (Nam Trà My - Quảng Nam)
Thu nhập 300 triệu đồng/năm từ làm vườn, đó là con số của Chi hội trưởng nông dân, xã vùng sâu Đạ Huoai, Lâm Đông.
Hiện đa số người nuôi cá sấu đều có lời và lời to, điển hình như anh Lê Văn Bé Ba ngụ tại phường Tân Phú, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ lời mỗi năm trên 1 tỷ đồng.
Với diện tích hơn 5ha, ông Nguyễn Trọng Long - Giám đốc HTX Hoàng Long ở Thanh Oai (Hà Nội) đã xây dựng một trang trại chăn nuôi lợn hiện đại bậc nhất Thủ đô với hệ thống công nghệ, phòng dịch tối tân đã giúp cho đàn lợn 6.000 con an toàn trước các loại dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả lợn châu Phi.
NHCSXH huyện Anh Sơn (Nghệ An) không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, tạo điều kiện cho hộ nghèo và đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước.
(Cổng ĐT HND) - Những năm qua, cùng với những định hướng trong chỉ đạo điều hành của các cấp ủy, chính quyền địa phương, các cấp Hội đã xác định vai trò trong việc liên kết, sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Trong khi nhiều cơ sở chăn nuôi buộc phải đóng cửa vì ô nhiễm môi trường, thì nhiều chủ trang trại lại coi chất thải chăn nuôi là tài sản quý. Nếu tận dụng tốt thì sẽ thu được nguồn lợi lớn.
Sơn La hiện có hơn 61.000ha cây ăn quả, trong đó có nhiều loại quả đã được xuất khẩu chính ngạch vào nhiều thị trường khó tính.
Những năm gần đây người nông dân ở vùng vải thiều Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã nghĩ ra tuyệt chiêu bắt vải ra từ thân. Cách làm sáng tạo này cho quả vải ra đẹp và chất lượng ngon hơn.
(Cổng ĐT HND) - Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ BB được thành lập vào đầu năm 2019 tại thôn Suối Phèn, xã Sơn Long, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên với 7 thành viên tham gia để sản xuất rau, quả theo mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đây là HTX tiên phong của tỉnh mạnh dạn thực hiện mô hình trổng rau, quả công nghệ cao.
Anh Phan Văn Tâm ở ấp 2, xã Tân Hòa Thành, huyện Tân Phước (Tiền Giang) là tấm gương điển hình làm giàu từ trồng chanh không hạt.
Là doanh nghiệp chuyên SX giống gia cầm, Cty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh (Cty Cao Khanh, Phù Cát - Bình Định) nổi tiếng với sản phẩm gà giống chất lượng cao.
Đang thắng lớn khi nuôi gà siêu trứng, anh Lưu Trần Đình Châu (39 tuổi) ở xã Nhơn Lộc (TX An Nhơn, Bình Định) bỗng phá chuồng, làm chuồng mới chuyển sang nuôi gà lấy trứng giống.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nuôi biển Nha Trang (Khánh Hòa) hiện đang nuôi 16 con cá song vua bố mẹ, trọng lượng mỗi con từ 30 đến 60kg.
Anh Phương Hồng Tuyến lùa đàn bò lông đen mượt như nhung, sừng thẳng, tai thẳng ra khu vườn ngập cỏ non mọc trên phù sa đất bãi. Chúng là hậu duệ của lũ bò Kobe Nhật Bản đắt giá nhất hành tinh, giống Wagyu.
Năm 2018, ngành nông nghiệp không chỉ đảm bảo an ninh lương thực trong nước mà còn xuất khẩu đạt hơn 40 tỷ USD. Cần có chương trình đẩy mạnh nhân rộng các mô hình sản xuất nông sản an toàn, xây dựng hệ thống cửa hàng nông sản sạch nhiều hơn nữa…
Làm nông nghiệp hiện đại, sử dụng máy móc công nghệ cao đã phổ biến ở nhiều nước như Nhật Bản, Israel, Hà Lan... Song, với nhiều nông dân Việt Nam thì điều này vẫn là giấc mơ, bởi chi phí cho mỗi chiếc máy cấy, máy gặt đập liên hợp (GĐLH), máy cày từ 420 - 700 triệu đồng/cái.
Nhận thấy quá trình sản xuất lúa của bà con nông dân lạm dụng nhiều phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), anh Nguyễn Duy Linh, sinh năm 1982, công tác tại Trạm Thuỷ lợi huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ, đã có những việc làm thiết thực, góp phần cùng với ngành nông nghiệp địa phương chuyển giao kỹ thuật theo cách mới – sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, an toàn.
(Cổng ĐT HND)- Cà phê Khe Sanh ở huyện Hướng Hóa là một trong những thương hiệu cà phê chè nổi tiếng ở khu vực miền Trung với diện tích khoảng hơn 5.300 ha tập trung phần lớn ở các xã: Hướng Phùng, Hướng Tân, Hướng Linh, Tân Hợp, Tân Liên và thị trấn Khe Sanh. Giá trị kinh tế hàng năm từ cây cà phê mang lại cho người dân nơi đây khoảng 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay hơn một nửa số diện tích cà phê có tuổi đời trên 12 năm, già cỗi, năng suất, chất lượng đều giảm rõ rệt cần được phục hồi.