Nguyễn Huệ vốn là xã thuần nông nhưng diện mạo nông thôn ở đây cứ “mới” ra từng ngày. Khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới, xã chỉ đạt 9/19 tiêu chí, nhưng sau 3 năm xã đã hoàn thành 18/19 tiêu chí và đến cuối năm nay, Nguyễn Huệ sẽ “về đích”. Một đồng chí cán bộ ở huyện chia sẻ với chúng tôi rằng, chính việc thực hiện tốt mô hình Bí thư Đảng uỷ đồng thời là Chủ tịch UBND xã đã góp phần làm cho Nguyễn Huệ thành công như hôm nay.
Khai thác hải sản xa bờ là nhu cầu thực tế và là xu hướng phát triển tất yếu trong chiến lược biển của nước ta. Những năm qua, cùng với sự phát triển của lực lượng khai thác xa bờ, mạng lưới dịch vụ hậu cần nghề cá ở Bình Thuận có chuyển biến tích cực. Đáng chú ý, các mô hình mới trong sản xuất như đội tàu dịch vụ thu mua hải sản trên biển cũng đã hình thành, phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả, bảo đảm an toàn trong sản xuất trên vùng biển xa bờ.
Lợi thế của Quảng Nam là diện tích sản xuất lúa khá lớn, hàng năm cho một lượng rơm rạ khổng lồ, nhưng nhiều hộ dân chỉ biết sử dụng làm chất đốt, thức ăn cho trâu bò, đệm lót trong chăn nuôi để lấy phân hữu cơ, thậm chí rải đốt tại đồng ruộng; tuy nhiên, thời gian gần đây một số hộ nông dân đã biết tận dụng rơm như một nguồn nguyên liệu thích hợp để sản xuất nấm rơm, nấm sò, mang lại nguồn thu nhập khá.
Từ bỏ cơ hội thăng tiến cùng mức lương cao, anh Nguyễn Văn Thắng (30 tuổi, ở xã Phổ Vinh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) trở về quê chăm sóc bố mẹ già yếu và mở trại nuôi chim bồ câu, nuôi bò, gà...
Những ngày công tác ở vùng trung du huyện Hoài Ân (Bình Định), chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện đẹp về những tỷ phú đi lên từ hai bàn tay trắng. Một trong số đó là ông Mai Văn Rõ (52 tuổi), Trưởng thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây.
Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, sau khi rời quân ngũ, anh Trần Văn Hải trở về quê hương (xóm 10, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) và nung nấu ý chí thay đổi cuộc đời. Sau khi nghiên cứu, nhận thấy giống cam Bù rất thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, anh quyết định đầu tư trồng loại cây này. Cái tên “Hải cam” cũng xuất hiện từ đó.
Tốt nghiệp đại học thủy sản, với niềm đam mê cá kiểng, anh Nguyễn Quang Vinh (SN 1985), tận dụng 2.000m2 đất vườn tạp của cha mẹ vợ cho tại ấp Kinh Mới (xã Mỹ Thuận- Bình Tân) mở trại ương nuôi và ép cá kiểng.
“Gia súc, gia cầm là tài sản lớn của nông dân miền núi. Giữ được cho đàn gia súc không mắc bệnh, chết là thiết thực giúp nông dân xoá nghèo”- ông Thào A Khua - Trưởng bản Cột Mốc, xã Xuân Nha, huyện Mộc Châu (Sơn La) bảo vậy.
Hướng dẫn, hỗ trợ ND chuyển nghề, mở lớp dạy nghề, giúp ND có việc làm sau khi học nghề... là cách hỗ trợ hội viên ND thích ứng với đô thị hoá của Hội ND xã Tứ Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội), đứng đầu là “thủ lĩnh” Nguyễn Chí Dũng.
Cá hô (Catlocarpio siamensis), một giống cá quý hiếm của sông Mê Kông, có tính ăn tạp, dễ nuôi. Việc đưa cá hô vào nuôi không những mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo tồn tài nguyên quốc gia.
Mấy năm gần đây, tận dụng nước lũ đầu nguồn về sớm và chất lượng tốt, nhiều nông dân ở xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức nuôi tôm càng xanh trong đê bao lửng vào mùa nước nổi đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Năm 2013, toàn tỉnh có trên 30.100ha diện tích gieo trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày (vụ đông xuân hơn 8.800ha, vụ hè thu khoảng 15.500ha, còn lại là vụ thu đông), đạt 84% so với kế hoạch, giảm hơn 2.100ha so với năm 2012.
Trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới , tiêu chí về môi trường được đa số các địa phương đánh giá là một trong những tiêu chí khó thực hiện. Tuy nhiên, ở xã Thanh Lương của huyện miền núi Văn Chấn ( Yên Bái) , nhờ làm tốt công tác dân vận và phát huy nội lực nên đã thực hiện thành công tiêu chí này.
Nằm dưới chân núi Yên Tử - Phù Vân, có người phụ nữ đã dám thuần hóa giống lợn rừng Trúc Lâm hung dữ nổi tiếng để làm giàu. Chị là Lào Thị Toan (xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang).
Không chỉ người dân Hải Phòng mà người nuôi gà ở 3 miền Bắc, Trung, Nam đều biết tiếng tăm của Công ty CP Giống gia cầm Lượng Huệ. Để có thành công đó, vợ chồng anh Lượng đã trải qua bao gian nan với những sự cố thót tim...
Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Tịnh Thới, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp thoát nghèo, ổn định cuộc sống nhờ mô hình nuôi cá giống. Một trong những hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu đầu tiên từ mô hình này là gia đình chú Nguyễn Văn Sáu ở ấp Tịnh Mỹ.
Với kỹ thuật trồng dưa lưới trên hệ thống thủy canh, đồng thời áp dụng quy trình VietGAP, sản phẩm dưa lưới của Công ty CP Nông nghiệp kỹ thuật cao Nông Phát đang được thị trường ưa chuộng.
Từ nguồn vốn 850 triệu đồng của Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) TP. Hà Nội cho vay, 170 hộ ND xã Tân Ước, Thanh Oai, có thêm cơ hội đầu tư chăn nuôi, duy trì và phát triển nghề nón lá truyền thống...
Vài năm trở lại đây, khi phong trào chơi sen, súng kiểng phát triển thì một số hộ trồng hoa kiểng ở làng hoa Sa Đéc đã chuyển sang trồng và kinh doanh mặt hàng này, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Sau hơn năm tháng triển khai thực hiện thí điểm dự án “nuôi luân canh lúa-cá” tại ấp Bắc, xã Tân Phú, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) bước đầu đã mang lại hiệu quả “kép”, đồng thời mở ra triển vọng giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, giải quyết lao động nhàn rỗi và tăng thu nhập.