Tháng 4, Đồng bằng sông Cửu Long vào cao điểm mùa khô, đồng thời cũng trùng với thời kỳ thu hoạch rộ khoai mỡ trên Đồng Tháp Mười. Thích hợp với thổ nhưỡng vùng đất nhiễm phèn, thiên nhiên khắc nghiệt, dễ trồng, dễ chăm sóc, khoai mỡ là cây trồng giúp bà con miền đất mới dựng nên cơ nghiệp.
Sinh ra và lớn lên ở làng Hiếu Thiện, xã Khánh Thiện (huyện Yên Khánh), vốn là chiến khu kháng chiến xưa, cũng như lớp trẻ quê hương thời đó, năm 1970 Đặng Ngọc Toàn đã viết đơn tình nguyện gia nhập quân đội, vượt Trường Sơn vào Nam đánh Mỹ. Sau ngày thống nhất đất nước, do sức khoẻ giảm sút, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn, tháng 5-1976, anh Đặng Ngọc Toàn được cấp trên cho ra quân, xếp hạng thương binh 4/4.
Nói đến Ngọc Hà, không chỉ người dân Hà Giang, mà nhiều địa phương khác cũng biết đây là vùng đất có truyền thống với nghề trồng rau lâu năm, Hàng năm, người trồng rau Ngọc Hà đã cung cấp một lượng lớn rau xanh cho người tiêu dùng trên địa bàn thành phố. Không ít hộ trồng rau ở đây đã thoát nghèo và có cuộc sống khá giả từ nghề trồng rau.
Đó là vợ chồng anh Nguyễn Văn Xuân, chị Phan Thị Thanh Dung, ở xóm 2, thôn Phương Hạ, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, với mô hình kinh tế tổng hợp VAC, cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm. Vợ chồng anh Xuân là tấm gương điển hình trong phòng trào xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, kinh nghiệm sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, những năm gần đây, huyện Nam Trực đã chú trọng phát triển các trang trại, gia trại chăn nuôi tổng hợp… Thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn khuyến khích xây dựng trang trại ở những vùng đất kém hiệu quả, vùng đất trũng, đất bãi ven sông xa khu dân cư… Đến nay, toàn huyện có 440 trang trại, gia trại, trong đó có trên 10 trang trại, gia trại đạt doanh thu từ 1-1,5 tỷ đồng/năm, nhiều gia trại có doanh thu từ 500 triệu đồng/năm trở lên.
Những chiếc loa thùng đặt rải rác, các bản nhạc giao hưởng với những giai điệu đã đi vào lòng hàng triệu người trên thế giới được bật suốt 12 tiếng một ngày nhưng không phải để phục vụ cho thính giả mà lại là để cho những… đàn gà nghe. Chuyện thật như đùa ấy lại đang xảy ra ở trang trại nuôi gà của anh Nguyễn Duy Thiên Ân ở xã Hố Nai 3 (Trảng Bom, Đồng Nai).
Ông Đỗ Thọ - Chủ tịch Hội ND huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, không những là một cán bộ năng động, nhiệt tình, mà còn là điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương, với doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm từ nuôi gà, cá...
Đến xã Lạc Tấn, huyện Tân Trụ (tỉnh Long An), ai cũng biết anh Trịnh Văn Bé Sáu là nông dân điển hình thực hiện nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học, mỗi năm lãi hơn 500 triệu đồng.
Sau gần 2 năm đưa 2.000 con gà đen giống từ Tiền Giang về nuôi thử nghiệm trên miền đất lạnh dưới chân núi Langbiang huyền thoại, anh Păng Tin Phúc, dân tộc K' Ho, ở thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), đã thành công trong khâu ấp nở và nuôi gà đen thương phẩm, mang lại nguồn lãi ròng từ 100 triệu - 130 triệu đồng/năm.
Ngày 21/12, tại xã Vĩnh Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, Công ty TNHH Ba Huân tổ chức Lễ khánh thành và đưa vào hoạt động trang trại chăn nuôi gà giống và gà đẻ trứng thương phẩm công nghệ cao.
Để giúp nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị, khắc phục tình trạng ô nhiễm, Trung tâm hỗ trợ nông nghiệp nông thôn, thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND huyện Nam Đàn (Nghệ An), triển khai mô hình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học theo quy trình VietGap trên địa bàn hai xã Nam Thượng và Nam Thanh.
Mạnh dạn đầu tư nhà kính, nhà lưới, nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất nông nghiệp theo hướng sạch, an toàn đã giúp nông dân Mai Văn Khẩn (42 tuổi, TP.Đà Lạt) thành công, mang về thu nhập tiền tỉ mỗi năm.
Không qua trường lớp nào cũng như chưa biết gì về công nghệ sinh học, nhưng nông dân Nguyễn Đăng Hiến (51 tuổi, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) đã lập phòng nuôi cấy mô và trở thành “chuyên gia” giống cây trồng, làm ăn hiệu quả…
Vô tình gặp “quý nhân” mách bảo, anh Nguyễn Phú Tuấn đã trồng thành công gần 10 ha thượng đảng nhân sâm (đảng sâm, phòng đẳng sâm) trong Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà
Phục vụ chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của huyện, phát triển chăn nuôi những con đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, năm 2012, Trạm Khuyến nông Đan Phượng, Trung tâm Khuyến nông thành phố Hà Nội triển khai mô hình nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ.
Trung tâm Hỗ trợ nông nghiệp nông thôn, thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp với UBND huyện Nam Đàn (Nghệ An) triển khai mô hình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học theo quy trình VietGap trên địa bàn hai xã Nam Thượng và Nam Thanh.
Ngay sau khi mẫu động vật hoang dã được bệnh viện xin về làm thuốc, các tổ chức bảo vệ động vật lên tiếng phản đối. ENV “tố” bệnh viện sai luật, bệnh viện khẳng định mình đúng.
Đến thăm trang trại của gia đình anh Chu Quang Phúc ở thôn Nà Cò, xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), không ai nghĩ rằng mới cách đây gần 10 năm chàng trai này vẫn là anh bán muối dạo.
Bằng số vốn tích cóp từ đồng lương công nhân của vợ chồng, anh Đặng Quang Dũng đã khởi nghiệp nuôi cá kiểng thành công, trở thành nông dân sản xuất giỏi của TPHCM
Tỉnh Bình Định đang tập trung phát triển diện tích canh tác lúa lai trên diện rộng nhằm phát huy hiệu quả kinh tế trên đất trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực cho vùng đồng bằng dân tộc thiểu số miền núi...