Bệnh do virus hướng thượng bì, sự thủy hóa các tế bào thượng bì sẽ hình thành các mụn nước ở niêm mạc miệng, lưỡi, da, móng... Bệnh gây tổn thất lớn về kinh tế.
Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi và hỗ trợ kiến thức cho bà con chăn nuôi lợn, Công ty VIC đã tổ chức nhiều buổi tư vấn hữu ích về thức ăn chăn nuôi cũng như cách nhận biết bệnh, dịch ở lợn. Cách nhận biết bệnh LMLM cũng là một trong số các nội dung được các cán bộ tư vấn kỹ thuật của Công ty VIC thực hiện trong tuần vừa qua cho bà con nông dân trên địa bàn xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Tại buổi tư vấn, anh Vũ Trọng Hoà - cán bộ kỹ thuật Công ty VIC cho biết: Vào thời điểm đầu năm âm lịch, khi thời tiết lạnh và ẩm ướt là mùa phát bệnh LMLM ở lợn. Lợn ở các lứa tuổi đều có thể mắc loại bệnh này.
Đặc điểm chung của bệnh LMLM là thường xảy ra ở loài cảm nhiễm: Động vật guốc chẵn như trâu, bò, lợn… Nguyên nhân gây bệnh là do virus gây ra gồm có 7 chủng là O, A, C, SAT1, SAT2, SAT3, ASA. Ở khu vực Đông Nam Á chủ yếu mắc 3 chủng là O, A, SAT1. Khi lợn mắc bệnh LMLM sẽ có khả năng miễn dịch trong vòng 6 tháng. Bệnh này lây qua đường tiêu hóa, đường hô hấp.
Ở lợn đực giống ít có biểu hiện triệu chứng bệnh nhưng lại mang virus truyền lây qua tinh dịch khi phối giống cho lợn nái. Sự truyền bệnh trực tiếp do nuôi nhốt chung, chăn thả chung… hoặc lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi mang mầm bệnh, người, phương tiện vận chuyển.
Loại virus gây bệnh LMLM tồn tại vài năm ở điều kiện đông lạnh. Tuy nhiên, nó dễ dàng bị tiêu diệt bởi pH<7 hoặc pH>8. Khi lợn đã mắc bệnh nói trên, mụn nước nổi xung quanh miệng, móng, khoé mắt, bầu vú, đầu vú thì lở loét. Mụn nước bị vỡ ở kẽ móng và khi móng bị bong một phần hoặc tuột hẳn ra thì việc đi lại của chúng rất khó khăn.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn