Cách phòng và điều trị bệnh lở mồm long móng ở lợn
Trên số 75 ra ngày 28.3, Báo NTNN đã thông tin về cách nhận biết bệnh lở mồm long móng (LMLM) ở lợn. Kỳ này, xin giới thiệu cách phòng và điều trị bệnh trên để giúp bà con chăn nuôi lợn được hiệu quả hơn.
- Hạ sốt, giảm đau và trợ sức cho heo bằng Anagil C + gluoco, Diclofenac, Gluconat K C... Tiếp đến là dùng kháng sinh phòng bệnh kế phát. Trong quá trình điều trị bệnh phải cách ly súc vật bị bệnh, rửa các mụn loét ở miệng và chân của gia súc bằng nước muối, bôi các thuốc sát trùng như cồn iot, thuốc đỏ 3%, xanhmetilen 1% cùng với nước lá chát (nước lá ổi).
Theo cán bộ tư vấn kỹ thuật của Công ty VIC: Khi vật nuôi bị bệnh LMLM, người chăn nuôi thường để lại để điều trị. Làm như vậy sẽ rất nguy hiểm, vì bệnh sẽ lây lan rất nhanh trong đàn gia súc, có thể trở thành các ổ dịch lớn. Để phòng bệnh, người chăn nuôi nên tiêm vaccin phòng bệnh cho lợn; phun sát trùng đúng định kỳ.
Cụ thể:
Đó là lịch vaccin áp dụng theo chương trình vaccin bình thường. Tại trại có dịch LMLM, người chăn nuôi nên áp dụng theo lịch sau:
- Lần 1:
Dùng chủng vaccin cho toàn bộ đàn nái, đực, nái hậu bị (trừ heo thịt chuẩn bị bán thịt và heo con nhỏ hơn 3 tuần tuổi)
- Lần 2:
Nhắc lại sau 30 ngày.
- 3 tháng sau khi tiêm vaccin lần 2 có thể trở lại lịch vaccin bình thường.
Ngoài ra, người chăn nuôi cần phối hợp với cán bộ thú y và chính quyền địa phương để phát hiện, khoanh vùng dịch, tránh dịch lây lan rộng bằng cách phát hiện sớm gia súc bị bệnh, báo cáo cho các cơ quan nêu trên. Nghiêm cấm việc vận chuyển lợn bị dịch ra vùng an toàn và ngược lại. Không giết mổ lợn ở ổ dịch và sử dụng thịt của chúng, vì như vậy có thể làm lây bệnh trong vùng, sang địa phương khác và có thể lây bệnh sang người.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn