01:59 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải pháp hỗ trợ vốn vay nuôi tôm

Thứ hai - 22/04/2013 23:52
Tỉnh Sóc Trăng có diện tích nuôi tôm nước lợ hơn 48.000 ha, trong đó nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến mô hình tôm - lúa từng mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên dịch bệnh trên tôm 2 năm qua bào mòn sức tích lũy vốn của người nuôi tôm.

 

Vào vụ tôm năm 2013, nhằm tháo gỡ khó khăn, tiếp tục hỗ trợ nông dân vốn vay nuôi tôm, Báo NNVN có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tấn Bửu, Giám đốc Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh Sóc Trăng về các giải pháp hỗ trợ vốn vay vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.


Ông Nguyễn Tấn Bửu - Giám đốc Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh Sóc Trăng.

Vụ tôm năm 2013, Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh Sóc Trăng có chủ trương mới cho các đối tượng nông dân và DN nuôi tôm vay vốn không? Nếu có, tổng nguồn vốn tín dụng dự kiến chuẩn bị phát vay bao nhiêu?

Chủ trương của chi nhánh vẫn là tập trung đầu tư vốn vay cho NN-PTNT, trong đó có nghề nuôi tôm nước lợ. Hạn mức cho vay vẫn không có gì thay đổi so với năm 2012, nhưng lãi suất đã giảm đi rất nhiều. Hiện nay, lãi suất cho vay nuôi tôm từ 10,8-11%/năm và thời hạn vay tương đương một vụ nuôi, tức 6 tháng.

Năm 2013, tăng trưởng tín dụng dành riêng cho NN-PTNT của Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh Sóc Trăng khoảng 511 tỷ đồng, tăng 5,85% so với năm 2012. Tùy theo thực tế sản xuất của nghề nuôi tôm, chúng tôi sẽ phân bổ nguồn vốn tương ứng để phát vay cho vụ tôm 2013. Riêng quý I/2013, tăng trưởng dư nợ của chi nhánh chỉ đạt 6 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ đến cuối tháng 2/2013 lên 1.243 tỷ đồng.

Thực tế cho thấy chưa hết khó khăn trước tình hình dịch bệnh tôm cùng với khoản nợ của một số hộ nuôi tôm tồn đọng. Ngân hàng NN-PTNT Sóc Trăng sẽ làm gì để tiếp tục hỗ trợ vốn vay?

Theo các thông tin từ ngành chức năng về tình hình thả nuôi tôm nước lợ trong khu vực và diễn biến mùa vụ nuôi trong tỉnh cho thấy, tình hình vụ tôm năm nay vẫn chưa hết khó khăn về dịch bệnh. Do đó, chi nhánh luôn kết hợp chặt chẽ với Hiệp hội tôm Mỹ Thanh, ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương có nuôi tôm, để có kế hoạch hướng dẫn người nuôi về quy trình cải tạo nuôi, chăm sóc, quản lý sao cho hiệu quả.

Qua rà soát, đến cuối năm 2012, tổng dư nợ nuôi tôm gần 475 tỷ đồng, trong số này có 274 tỷ đồng đủ điều kiện để khoanh nợ và số còn lại được gia hạn nợ 24 tháng theo chỉ đạo tại Thông báo số 418/TB-VPCP, ngày 21/12/2012 của Văn phòng Chính phủ về việc bổ sung đối tượng là các doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ chức cá nhân nuôi và chế biến, xuất khẩu tôm được hưởng chính sách nêu tại điểm 1 công văn số 1149/TTg-KTN, ngày 8/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ, nên các khoản nợ trên chưa được xem là nợ xấu. Tuy nhiên, do điều kiện quy định, hộ được khoanh nợ, gia hạn nợ muốn vay mới phải có tài sản thế chấp và riêng hộ được gia hạn nợ còn có thêm điều kiện phải trả lãi đúng hạn mới được vay mới, nên số hộ đủ điều kiện vay mới là rất ít. Chi nhánh luôn tạo điều kiện cho những hộ nuôi có tham gia bảo hiểm, có điều kiện công trình, kỹ thuật nuôi hoàn chỉnh, có triển vọng nuôi thành công được tiếp cận nguồn vốn vay từ chi nhánh.

Một số hộ nuôi tôm là đối tượng vay vốn sản xuất đạt hiệu quả cho biết, ngân hàng vẫn cho vay (vì họ là đối tượng vay và trả nợ vay tốt). Tuy nhiên do dịch bệnh diễn biến phức tạp nên họ thận trọng không vay nhiều để sản xuất qui mô như những năm trước. Ý kiến ông như thế nào?

Những đối tượng vay và trả nợ vay tốt luôn được chi nhánh ưu tiên đáp ứng nguồn vốn vay khi họ có nhu cầu. Nhưng do tình hình nuôi còn khó khăn, nên một số đối tượng bắt đầu thu hẹp quy mô thả nuôi, tự xoay xở nguồn vốn để thả nuôi theo hình thức cuốn chiếu, vừa để thăm dò dịch bệnh vừa giảm áp lực nguồn vốn đầu tư vì không phải thả nuôi đồng loạt. Tôi thấy như thế là hợp lý.

Hoạt động ngân hàng NN-PTNT trên địa bàn sản xuất nông nghiệp Sóc Trăng có tiếng năng động, hỗ trợ tạo ra nhiều sản phẩm nông - thủy sản, nhưng trong giai đoạn khó khăn hiện nay, ngân hàng có giải pháp gì?

Là một tổ chức tín dụng hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nên mục tiêu hàng đầu của chúng tôi vẫn là ưu tiên giải ngân nguồn vốn cho lĩnh vực này. Vì vậy, ngay trong những thời điểm khó khăn nhất, chúng tôi vẫn tìm kiếm nguồn vốn và các giải pháp để đầu tư hỗ trợ cho nông dân có điều kiện phát triển sản xuất. Dư nợ tín dụng hàng năm trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của chi nhánh luôn chiếm từ 70-80% là một minh chứng cho mục tiêu hoạt động của chi nhánh. Theo quy định mới của Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam, việc cho vay trước tiên phải hướng đến các đối tượng có hiệu quả và thận trọng với các đối tượng nhiều rủi ro như nghề nuôi tôm.

Xin cảm ơn ông!

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nuôi tôm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 244

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 243


Hôm nayHôm nay : 31174

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 294737

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73341708