15:45 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Một vài lưu ý khi sử dụng thuốc, hóa chất trong NTTS

Thứ năm - 28/03/2013 03:03
Việc sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh trị bệnh cho động vật thủy sản (tôm, cá) là điều tất yếu cần thiết. Tuy nhiên, nhiều trường hợp do không tuân thủ các quy định nên hiệu quả mang lại không như mong muốn.

Ảnh hưởng

Khi sử dụng thuốc và hóa chất không đúng cách, sẽ gây ra những ảnh hưởng như:

- Hóa chất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng.

- Ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm do dư lượng hóa chất tồn tại trong sản phẩm.

- Ảnh hưởng của hóa chất sử dụng đến chất lượng nước và bùn đáy ao, tác động đến cấu trúc và tính đa dạng sinh học. Tồn lưu và tác động đến hệ vi sinh vật trong môi trường, đưa đến các dòng vi khuẩn kháng thuốc.

 

Yêu cầu

- Chọn loại hóa chất dễ sử dụng, đơn giản.

- Thuốc và hóa chất phải có hiệu quả và tác dụng nhanh; sử dụng đúng liều lượng, đúng thuốc và đúng bệnh

- Hiệu quả kinh tế sau khi sử dụng hóa chất.

 

Phương pháp sử dụng

Phương pháp dùng thuốc, hóa chất trộn vào thức ăn cho thủy sản được nhiều người nuôi áp dụng - Ảnh: Phan Thanh Cường

Để đạt hiệu quả mong muốn khi sử dụng thuốc và hóa chất, thường sử dụng 4 phương pháp:

- Tắm: Dùng thuốc hoặc hóa chất tắm cho vật nuôi với thời gian và liều lượng nhất định (thường là liều lượng tương đối cao). Phương pháp này chủ yếu áp dụng trong trại sản xuất giống hoặc nuôi lồng bè.

- Ngâm: Thuốc và hóa chất được dùng với nồng độ thấp, thời gian xử lý kéo dài. Phương pháp này thường áp dụng cho các ao, đầm nuôi với diện tích lớn. Để giảm lượng hóa chất sử dụng, cần hạ thấp mực nước trong ao, đầm. Cần đảm bảo sục khí đầy đủ và nguồn nước cấp dự phòng khi cần thiết.

- Trộn vào thức ăn: Dùng thuốc, hóa chất trộn vào thức ăn, đây là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có thể đối tượng nuôi sẽ bỏ ăn hoặc kém ăn nên kết quả điều trị không như mong muốn. Khi sử dụng phương pháp này, cần bao ngoài thức ăn bằng dầu để thuốc và hóa chất không bị mất đi hoặc bị hòa tan trong môi trường nước.

Lưu ý: Thuốc và hóa chất được trộn đều với thức ăn, tuy nhiên có nhiều loại thuốc hoặc hóa chất có đặc tính kém tan trong nước, do vậy, người sử dụng cần thận trọng.

- Tiêm: Phương pháp này ít được áp dụng trong phòng và trị bệnh cho vật nuôi thủy sản. Chỉ áp dụng đối với một số ít loài cá như tiêm văcxin...

Trọng Nam(thuysanvietnam.com.vn)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 128

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 121


Hôm nayHôm nay : 45557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 232207

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73279178