15:35 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi vẹm xanh thương phẩm không khó

Thứ bảy - 08/12/2012 06:39
Vẹm vỏ xanh (Perna viridis), là loài hai mảnh vỏ dễ nuôi, chi phi đầu tư thấp, độ rủi ro ít rất thích hợp cho hộ nuôi nhỏ. Các hình thức nuôi chủ yếu hiện nay là nuôi theo hình thức dây treo và nuôi cọc.
Nuôi vẹm xanh thương phẩm không khó

Nuôi vẹm xanh thương phẩm không khó

Hình thức nuôi dây treo

Lựa chọn địa điểm

Vùng nuôi vẹm theo hình thức dây treo phải đảm bảo các điều kiện:

Độ mặn của nước dao động từ 18 - 32‰ (kể cả trong mùa mưa), dòng chảy từ 0,2 - 0,5m/s, độ trong từ 2m trở lên. Độ sâu từ 0,5m xuống -1m so với số 0 hải đồ (thấp hơn so với mép sóng từ 4 - 5m).

Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ

Vải màn hoặc lưới cước có mắt lưới nhỏ tương tự vải màn hoặc nylon mỏng; dây làm vật bám (dây nylon ô = 2 - 3cm); dây treo ô = 1cm); cọc làm giàn (cọc gỗ ô = 10 - 15cm, dài 2 - 2,5m); cây làm xà treo (cây gỗ ô = 10cm); dây kẽm buộc giàn 2,5mm; các dụng cụ như dao, cưa, kìm, kéo, vồ.

Làm túi thả giống và giàn treo

Túi thả giống: Vải màn hoặc săm cước được cắt nhỏ và may thành các ống lưới có đường kính 4 - 5cm, dài từ 30 - 40cm. Nếu dùng nilon thì dán thành các ống túi có kích thước như trên, sau đó dùng kéo cắt thủng túi có đường kính 2 - 3mm.

Cắt dây nilon có đường kính 2 - 3cm làm vật bám thành các đoạn có chiều dài khoảng 50cm. Luồn dây làm vật bám vào trong lòng các ống lưới hoặc túi nilon, sau đó buộc chặt đáy túi vào đầu dây phía dưới. Đầu dây phía trên được buộc gập lại để tạo thành khuy để luồn dây treo. Cắt dây treo thành các đoạn có độ dài khoảng 1 - 1,5m. Luồn một đầu dây vào khuy của dây bám và buộc chặt lại. Đầu dây còn lại dùng để treo vào xà hoặc bè.

Giàn treo: Dùng cọc đóng thẳng hàng theo chiều vuông góc với dòng chảy của nước. Khoảng cách mỗi cọc từ 1,5 - 2m (làm vào lúc thủy triều ở mức 0 - 0,3m). Dùng dây thép buộc chặt các cây xà ngang qua các đầu cọc, xà treo cách mặt bãi khoảng 1 - 2m.

Kỹ thuật thả giống

Thả giống cỡ 1cm, mỗi túi thả khoảng 1.000 con giống, sau đó buộc chặt miệng túi vào dây bám. Treo túi lên xà hoặc bè, nếu treo trên bè thì thả túi xuống độ sâu 2,5 - 3,5m.

Quản lý và chăm sóc

Sau khoảng 5 - 10 ngày, kiểm tra thấy vẹm đã mọc tơ chân và bám vào dây nilon thì dùng kéo hoặc dao cắt bỏ túi.

Thường xuyên kiểm tra giàn treo và dây treo, nếu có sự cố phải được sửa chữa ngay.

Khi vẹm lớn lên, nếu thấy mật độ quá dày thì dùng dao nhỏ hoặc kéo cắt tơ chân một số cá thể để tỉa chùm vẹm thưa hơn. Số cá thể cắt ra lại cho vào túi như khi thả giống để tạo ra những dây treo giống mới.

Luôn vệ sinh dây treo, cọc và xà vì các loại hà, sun khi bám vào cọc và xà có thể làm cọc và xà bị gãy. Cá ăn rêu có thể cắn đứt dây treo, một số loài cua biển là những địch hại có thể ăn thịt vẹm.

Chi phí nuôi vẹm xanh thấp, cho hiệu quả cao - Ảnh: Xuân Trường

 

Hình thức nuôi cọc

Địa điểm nuôi

Yêu cầu giống hình thức nuôi dây treo.

Chuẩn bị cọc và dây bám giống

Máng bám giống: Máng xi măng hoặc bể nhựa dài khoảng 2 - 3m; rộng 0,5m; cao 0,5m. Có thể tạo máng bằng cách dùng gỗ tạp đóng khung máng có kích thước tương tự và trải nylon hoặc bạt nhựa để chứa nước.

Cọc bằng gỗ khô, loại gỗ không có nhựa độc, chiều dài cọc 2 - 2,5m, đường kính từ 11 - 15cm.

Dây bám giống: Chão bẹ dừa hoặc chão cói có đường kính 1,5 - 2cm, dài 2,5 - 3cm.

Kỹ thuật cho bám giống vào dây

Đưa nước biển sạch và có độ mặn tương đương với nơi nuôi vào bể composite hoặc máng. Sục khí và thả giống vào bể, đưa dây bám vào đáy bể theo chiều dài của máng và sợi dây nằm giữa các lớp vẹm giống ở dưới đáy.

Sau 3 - 5 ngày vẹm mọc tơ chân bám vào dây thì đem chuyển ra bãi nuôi.

Quấn dây vào cọc

Cọc được đóng vững chắc xuống bãi, mỗi cọc được quấn từ 1 - 2 dây giống. Vẹm sẽ bám cả vào dây quấn và thân cọc trong quá trình phát triển.

Quản lý, chăm sóc

Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh độ vững chắc của cọc, nếu mật độ vẹm quá dày thì cần tỉa thưa. Các cá thể tỉa ra lại cho vào máng (bể) bám đề tạo dây giống mới.

Thu hoạch

Tùy thuộc vào nguồn thức ăn mà thời gian thu hoạch khác nhau, tuy nhiên, đối với cả hai hình thức nuôi, khi chiều dài vỏ đạt từ 8 - 10cm trở lên có thể thu hoạch bằng cách dùng kéo hoặc dao để cắt chân tơ từng cá thể vẹm. 


Thủy sản Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 217

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 212


Hôm nayHôm nay : 54770

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1074846

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60083169