08:24 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phòng trừ nhện đỏ nâu hại chè

Chủ nhật - 05/05/2013 00:50
Việt Nam là quốc gia có diện tích trồng chè lớn, với diện tích gần 140.000 ha, cho sản lượng gần 200.000 tấn chè khô/năm và gần 70% sản lượng này chúng ta xuất khẩu ra thế giới.

 

Cây chè mang lại thu nhập cao cho người trồng chè, đồng thời tận dụng đất đai, nhân công lao động, nâng cao đời sống của nông dân và là một trong những cây trồng góp phần xóa đói, giảm nghèo ở vùng núi và trung du nên được quan tâm đầu tư rất lớn trong những năm qua.

Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu nước ta là vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nóng ẩm nên cây chè rất phong phú về thành phần dịch hại (có đến 60 - 70 loại sâu bệnh hại chè), và chúng làm giảm 15 - 20% sản lượng thu hoạch. Trong số những loài gây hại thì nhện đỏ nâu Oligonychus coffeae Nietner là một trong những đối tượng dịch hại quan trọng.

Nhện đỏ nâu hại chủ yếu trên lá bánh tẻ và lá già, nhưng khi mật độ cao thì nhện tràn lên hại cả trên búp và lá non. Hiện rất nhiều diện tích trồng chè nhìn xa như bị “cháy”, đó là do nhện đỏ chích hút lá làm lá cây chuyển sang màu nâu đồng, cây không phát triển được. Cùng với khô hạn, nhện đỏ nâu có thể làm chết nương chè.

Trưởng thành của nhện đỏ nâu có hình cầu, hơi dẹt, toàn thân có màu đỏ nâu và được bao phủ bởi nhiều lông dài và mảnh, nhện nhả tơ mảnh quanh vùng sinh sống. Nhện đỏ nâu di chuyển chậm nhưng sức sinh sản thì rất mạnh, một con cái có thể đẻ trên 10 trứng trong 1 ngày và đẻ liên tục khoảng 10 ngày. Với sức đẻ lớn lại gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như năm nay nên rất nhiều nương chè đã bị nhện đỏ gây hại nặng. Một số địa phương như Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái... đã có nương chè bị chết cây do sự gây hại của nhện đỏ nâu.

Nguyên nhân nhện đỏ gây hại nặng trong năm nay là do thời tiết ấm, lại khô hạn kéo dài, nhưng cũng một phần do một số nơi nông dân còn dùng thuốc bảo vệ thực vật rất độc hại khi phun trừ các loài sâu hại chè, không những để lại dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm chè mà còn tiêu diệt luôn các loài ký sinh, thiên địch có ích.

Để phòng trừ tốt nhện đỏ nâu hại chè bà con nông dân cần thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật sau:

- Trồng cây khỏe.

- Thường xuyên thăm nương chè.

- Người trồng, chăm sóc chè trở thành chuyên gia.

- Lợi dụng thiên địch tự nhiên.

- Phòng trừ dịch hại trong đó có nhện đỏ nâu khi đến ngưỡng (3 - 4 con/lá) bằng các loại thuốc an toàn với cây chè, sản phẩm mang lại từ cây chè và môi trường.

Hiện nay có khoảng hơn 100 loại thuốc trừ nhện nằm trong danh mục được phép sử dụng trên cây chè nên bà con nông dân có rất nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, trong số đó lại có rất ít thuốc trừ nhện mang lại hiệu quả như mong muốn mà còn để lại dư lượng thuốc BVTV độc hại trong sản phẩm chè. Vì vậy sự lựa chọn tốt nhất để phòng trừ nhện đỏ nâu hại chè là thuốc Ortus 5SC.

Ortus 5SC là sản phẩm trừ nhện an toàn, phù hợp với chương trình SX chè an toàn (VietGAP), được sử dụng rộng rãi để trừ các loài nhện hại cây trồng nông nghiệp, thuốc hiện đã đăng ký sử dụng tại 60 quốc gia trên toàn thế giới. Ortus 5SC là sản phẩm chính hiệu của Nhật Bản, do hãng Nihon Nohyaku SX với hoạt chất trừ nhện là Fenpyroximate.

Ortus 5EC có hiệu lực tức thời, rất cao và kéo dài đối với nhện hại nhưng lại an toàn với quần thể các loài ký sinh, thiên địch và an toàn với cây chè. Thuốc Ortus 5EC là thuốc có tính chọn lọc cao, thời gian cách ly ngắn và đặc biệt ít gây tính kháng tới quần thể nhện hại. Ortus 5SC không những đem hiệu quả cao trong việc phòng trừ nhện hại chè mà còn được dùng để trừ nhện hại trên nhiều loại cây trồng như nhện trên cây có múi, trên cây hoa hồng, trên cây đào, trên cây xoài, trên cây vải...
 

THS. NGUYỄN THẾ MẠNH  
Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 380


Hôm nayHôm nay : 45643

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 605913

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70833228