20:19 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng huệ trắng cho thu nhập ổn định

Chủ nhật - 17/03/2013 12:08

“Trồng huệ trắng vất vả không thua gì làm ruộng, nhưng cho thu nhập ổn định”, đó là lời tâm sự của chú Đỗ Văn Bảy (trên 60 tuổi), ở ấp Trường Thạnh A, xã Trường Thành, huyện Thới Lai. Sau 2 năm mạnh dạn chuyển đổi cây trồng trên ruộng nhà, chú Bảy đã thực hiện thành công mô hình trồng huệ trắng, với lợi nhuận từ 65-70 triệu đồng/năm.

 

Chú Bảy (bên trái) đang chăm sóc vườn huệ trắng.


Theo lời giới thiệu của anh Nguyễn Minh Dũng, cán bộ khuyến nông xã Trường Thành, chúng tôi tìm đến nhà chú Bảy, nông dân sản xuất giỏi huyện Thới Lai năm 2012. Sau ngôi nhà tường khang trang, mát mẻ là 20 công đất phủ đều màu xanh lá, với hoa huệ trắng tinh tỏa hương ngào ngạt.

Chú Bảy đang lui cui cùng 3 người con trai bó những nhánh huệ trắng để chuẩn bị giao cho đầu mối thu mua. Đối với bà con ở đây, chú Bảy ít nói, hiền lành và luôn chịu khó nghiên cứu, tìm tòi cách làm hay ngay trên mảnh đất của mình.

Chú Bảy cho biết, trước đây, cuộc sống gia đình chú thường xuyên thiếu hụt, thu nhập chủ yếu nhờ vào huê lợi mấy công ruộng và rau màu. Khi bà con trong xóm làm vuông nuôi tôm, chú Bảy cũng “hưởng ứng” phong trào. Mấy năm làm vuông tôm, chi phí đầu tư khá nhiều, nhưng thu nhập bấp bênh, khiến chú Bảy luôn suy nghĩ để tìm hướng đi riêng.

Trăn trở trong việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi và mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình kinh tế mới, có thu nhập cao, chú tìm đến các hộ trồng hoa kiểng ở Đồng Tháp. Tại đây, sau khi được người bà con giới thiệu mô hình trồng huệ trắng, chú Bảy quyết định áp dụng mô hình này trên đất nhà.

Với nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, chú Bảy sử dụng để cải tạo đất, rồi vun thành nhiều luống. Thời gian đầu, chú Bảy mua một số củ huệ giống về trồng trên 5 công đất. Chú Bảy bộc bạch: “Vì địa phương chưa có hộ nào trồng huệ nên tôi lo lắm!

Ở Đồng Tháp, bà con trồng cho bông tươi, đẹp, thấy ham lắm, nhưng tôi lo không biết không biết đất vùng của mình có thích nghi tốt không. Tôi cất công theo dõi, chăm sóc hằng ngày, xem từng nhánh Huệ để kiểm tra sâu đục bông, bệnh lá, sửa từng nhánh huệ thẳng tắp, tâm trạng vừa mừng vừa lo. Tôi chạnh nghĩ, nếu không có gan, thì sao làm giàu.

Vả lại, vợ con biết tính tôi, đã quyết tâm làm gì thì làm đến cùng, nên cũng ủng hộ lắm”. Vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm, chú Bảy tìm hiểu phương pháp chăm sóc huệ trắng qua sách, báo, đài và thăm dò bà con.

Đất đã không phụ lòng người, từng bụi hoa huệ trổ xanh tốt, nhánh dài, thẳng tắp. Sau 3 tháng trồng và thu hoạch huệ, chú Bảy thu được lợi nhuận gần 10 triệu đồng. Theo chú Bảy, mỗi công huệ trắng, bình quân chú đầu tư vốn 10 triệu đồng/năm.

Từ năm 2011 đến nay, chú Bảy mạnh dạn tận dụng hết 20 công đất trồng huệ trắng, số bờ bao còn lại cặp các luống huệ, chú Bảy trồng đu đủ. Với diện tích này, bình quân mỗi tháng, chú Bảy thu hoạch huệ và bán được từ 18-20 triệu đồng.

Tổng thu nhập bình quân từ mô hình này hơn 100 triệu đồng/năm. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, mỗi năm, gia đình chú Bảy còn lợi nhuận 65-70 triệu đồng. Nhờ hiệu quả mô hình này, trong 2 năm qua, đời sống kinh tế gia đình chú Bảy được cải thiện, sung túc hơn.

Hiện nay, 4 người con của chú Bảy đã có gia đình. Riêng người con lớn và con trai út thì phụ chú Bảy chăm sóc mô hình trồng huệ của gia đình. Tuy được các con tiếp sức, nhưng chú Bảy ít khi chịu nghỉ ngơi, chú dành trọn thời gian trong ngày để chăm sóc vườn huệ trắng, xem như một cách thư giãn ý nghĩa của tuổi già.

Theo chú Bảy, trồng huệ trắng cũng vất vả nhiều như làm ruộng và trồng hoa màu, nhưng mô hình này cho thu nhập ổn định, bền vững. Ngoài việc thu hoạch đều đặn 4 tháng 1 lần, cứ khoảng thời gian 3-4 ngày, người trồng huệ có thể tiếp tục thu hoạch bông.

Chú Bảy bộc bạch kinh nghiệm: “Khâu làm đất sẽ quyết định thành công của người trồng huệ. Đất trồng huệ phải màu mỡ, không bị ngập úng và cao ráo. Khi đất tốt, huệ sẽ phát triển nhanh, cho nhiều bông và kéo dài thời gian thu hoạch. Huệ trắng không khó trồng do rất ít nhiễm bệnh.

Vào mùa nắng, một ngày chỉ cần tưới nước một lần để huệ trổ bông đều. Tuy nhiên, người trồng huệ phải thường xuyên kiểm tra bệnh nấm gốc để tránh bị úng củ. Hoa huệ thường nhiễm các bệnh cháy bìa lá, giật lá chân, dẫn đến không đẻ nhánh, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất thu hoạch huệ.

Anh Nguyễn Minh Dũng, cán bộ khuyến nông xã Trường Thành, cho biết: “Giá đầu ra của hoa huệ trắng hiện nay từ 2.000-3.000 đồng/nhánh. Vào các ngày rằm, dịp lễ Vu lan, Tết, huệ trắng có giá từ 9.000-11.000 đồng/nhánh.

Với đặc điểm trổ hoa đều đặn quanh năm, có thị trường tiêu thụ thường xuyên, giá cả ổn định, hiện nay, lợi nhuận trồng huệ trắng cao gấp 4 lần so với trồng lúa. Để nhân rộng mô hình này, xã đang khuyến khích bà con học tập kinh nghiệm của chú Bảy, tận dụng đất vườn nhà để đầu tư trồng giống huệ trắng, tăng thu nhập cho gia đình, để cuộc sống thêm ổn định, góp phần thúc đẩy công tác giảm nghèo ở địa phương”.

Theo baovinhlong.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 344


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 629683

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70856998