09:22 EDT Thứ hai, 06/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chung sức vì người nghèo

Thứ năm - 11/04/2013 21:58
Gần 55.000 ngàn tỉ đồng là nguồn kinh phí Chính phủ bố trí cho các chương trình chính sách vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2006- 2012. Đây là thông tin được vừa được đưa ra tại Hội nghị toàn quốc đánh giá và triển khai thực hiện chính sách vùng dân tộc và miền núi. Trong điều kiện ngân sách Nhà nước đang gặp nhiều khó khăn, việc bố trí được nguồn kinh phí nói trên đã thể hiện quyết tâm cao nhất của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển vùng dân tộc, miền núi.

 
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì (Hà Giang)
Ảnh: HOÀNG LONG
 
1. Những nỗ lực cố gắng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều năm qua nhằm đưa miền núi tiến kịp với miền xuôi được thể chế hóa bằng nhiều văn bản. Chỉ tính riêng giai đoạn 2006- 2012, chính sách đối với vùng dân tộc và miền núi được qui định trong gần 160 văn bản quy phạm pháp luật (gồm 14 nghị định của Chính phủ, 40 quyết định của Thủ tướng, 27 văn bản phê duyệt các đề án…)
 
Trong đó, nổi bật nhất là Chương trình 135 phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi- một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam được triển khai từ năm 1998. Theo kế hoạch ban đầu, Chương trình chỉ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001đến năm 2005. Tuy nhiên, xét trên tính hiệu quả (giảm tỉ lệ hộ nghèo rõ rệt, mức sống của đồng bào được nâng lên…), Chương trình 135 đã được kéo dài thêm giai đoạn 2 (2006-2010) và mới đây nhất là giai đoạn 3 ( 2012- 2015).  
 
Song song với Chương trình 135, từ năm 2008, Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết 30a hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện nghèo cả nước (bao gồm chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất; chính sách hỗ trợ định canh định cư…) Và ngày 8/10/2012, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1489/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 – 2015. 
 
Dẫu vậy, những kết quả giảm nghèo vẫn chưa thực sự như mong đợi do nhiều nguyên nhân. Mặc dù chủ trương là hoàn toàn đúng đắn nhưng chủ yếu là do cách thức triển khai còn chồng chéo, bất cập. Tồn tại này cũng đang đặt ra yêu cầu phải điều chỉnh lại cơ chế quản lý thực hiện chính sách dân tộc theo hướng xây dựng chương trình, chính sách tổng hợp, đa mục tiêu, dài hạn.
 
2. Trong hơn 10 năm qua, công cuộc giảm nghèo của Việt Nam không thể không kể tới sự đóng góp tích cực và hiệu quả của cộng đồng quốc tế. Ở Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ diễn ra trung tuần tháng 12-2012 tại Hà Nội, các tổ chức quốc tế đánh giá cao về định hướng giảm nghèo bền vững mà Chính phủ Việt Nam đề ra và coi đó là cái khung để dựa vào đó, các tổ chức quốc tế xây dựng kế hoạch hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong những năm tới. 
 
Đến nay Việt Nam có quan hệ với khoảng 900 tổ chức phi chính phủ với tổng giá trị viện trợ đạt trên 3 tỷ USD, trong nhiều lĩnh vực, trong đó đặc biệt là việc giúp người dân Việt Nam xóa đói- giảm nghèo. Hiện nhiều nước và các tổ chức quốc tế (EU, WB, UNDP và các đối tác phát triển khác…)  cũng đang xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho giảm nghèo Việt Nam đến 2015. Họ đang hướng vào các khung giảm nghèo chung ở Việt Nam để xây dựng khung hoạt động nhằm hỗ trợ, đầu tư những địa bàn nghèo nhất, thôn, bản, vùng dân tộc miền núi của Việt Nam. Các tổ chức quốc tế cũng đang hướng tới sẽ hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề nâng cao năng lực để tổ chức có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo, hỗ trợ kỹ thuật để Việt Nam đẩy mạnh việc thực hiện phân cấp, trao quyền cho cơ sở, cho người dân trong quá trình thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Đặc biệt các tổ chức phi chính phủ nhấn mạnh đến tính minh bạch và công khai giải trình trong tổ chức thực hiện giảm nghèo ở Việt Nam.
 
3. Ở một khía cạnh khác, vai trò của người nghèo- chủ thể của những nỗ lực giảm nghèo cũng đóng một vai trò quan trọng. "Cho con cá chứ không cho cần câu” - được xác định là phương châm giảm nghèo bền vững. Điều này cũng trùng với mong muốn của các tổ chức phi chính phủ là " đẩy mạnh trao quyền cho người dân trong quá trình thực hiện mục tiêu giảm nghèo”. Nhưng cách làm chưa đúng, chưa trúng hiện nay đã tạo tâm lý ỷ lại cho không ít người nghèo. 
 
Ghi nhận từ thực tế cho thấy có tình trạng một bộ phận người dân được xét hộ nghèo không chịu làm ăn mà trông chờ, ỷ lại vào các chính sách về người nghèo của Nhà nước như không có nhà thì được Nhà nước xây; thiếu lương thực thì được cấp, khám chữa bệnh không mất tiền, hỗ trợ tiền điện... do đó người dân không chịu làm ăn để phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình mà cứ muốn tiếp tục nghèo để Nhà nước "nuôi”. Nếu như cứ để tình trạng này kéo dài thì tỷ lệ hộ nghèo năm sau sẽ cao hơn năm trước, gây gánh nặng cho nguồn ngân sách, đồng thời đời sống, kinh tế của một bộ phận hộ nghèo sẽ sa sút, ảnh hưởng đến quá trình phát triển địa phương nói riêng và cả nước nói chung. 
 
Thoát nghèo, cận nghèo và tái nghèo là vòng tròn luẩn quẩn. Làm một phép tính, từ nghèo, người dân nhận được sự trợ giúp của khoảng 30 chính sách khác nhau, bước sang cận nghèo chỉ còn vài chính sách, và thực tế khi không còn sự hỗ trợ nào thì nhiều hộ nghèo không đủ sức bước tiếp một đoạn đường nữa để thoát nghèo bền vững... Đây cũng là điều đáng phải suy ngẫm về  mục tiêu giảm nghèo bền vững. 
 
Bản chất của thoát nghèo nói riêng, của sự phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ thể hiện qua những con số báo cáo hàng năm, mà nó chính là cuộc sống no ấm của người dân mà họ có thể nhìn rõ thấy. Và chỉ khi người dân tự quyết định con đường thoát nghèo của mình, cùng với sự giám sát chặt chẽ của địa phương thì công cuộc giảm nghèo mới được coi là đã đi đúng và trúng mục tiêu. Sâu xa hơn, sự chung tay giảm nghèo không chỉ có chính sách của Nhà nước, sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ mà còn chính là sự nỗ lực không ngừng của những người nghèo. Có sự đồng lòng từ thế kiềng 3 chân ấy, người nghèo sẽ thoát nghèo bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước. 
 
Triết Giang 
Nguồn:ddk.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: vùng dân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 138

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 134


Hôm nayHôm nay : 41606

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 336588

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60658545