05:20 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

"Khát" nước sạch mùa khô

Thứ hai - 02/03/2015 20:28
Nhiều năm qua, hàng trăm người dân ở Hang Bom, thôn 2, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) luôn chịu cảnh thiếu nước sạch sinh hoạt mỗi khi mùa khô đến
Gần 800 nhân khẩu chia nhau những giọt nước ít ỏi, thiếu an toàn từ khe núi Hang Bom... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/khat-nuoc-sach-mua-kho-post139255.html | NongNghiep.vn

Gần 800 nhân khẩu chia nhau những giọt nước ít ỏi, thiếu an toàn từ khe núi Hang Bom... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/khat-nuoc-sach-mua-kho-post139255.html | NongNghiep.vn

Nắng hạn kéo dài hơn một tháng qua, những bể chứa nước trời mùa mưa giờ đã cạn kiệt. Việc tắm giặt và nấu ăn, sinh hoạt của gần 130 hộ dân, hơn 800 nhân khẩu nơi đây đang phải chia nhau nguồn nước ít ỏi chảy ra từ khe núi Hang Bom. Ông K’Téo, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Bắc đưa chúng tôi đến thôn 2, trên con đường đất đỏ bụi mù, cho biết: “Ở thôn 2 này có 100% số hộ là đồng bào DTTS người Mạ sinh sống, do địa hình đồi núi cao nên bà con sống chủ yếu nhờ nước trời là chính. Hằng năm mỗi khi vào mùa khô họ vô cùng khổ sở trong việc chống chọi với nước sinh hoạt. Đặc biệt, năm ngoái nhuận hai tháng 9 nên bà con đã vất vả lại càng vất vả hơn”. Là người dân bản địa, cựu chiến binh K’Đoan cho hay, từ lúc sinh ra cho đến nay, gia đình ông đều dùng nước từ khe núi đó. “Mùa mưa thì gia đình dùng chum, lu để hứng nước mưa dùng dần, mùa khô thì vất vả lắm. Có những năm hạn nặng, nước trong khe núi Hang Bom không đủ cho dân dùng nên họ phải đi xuống tận thôn 1 để xin nước, chở từng can, thùng ít ỏi về sử dụng tiết kiệm…”, ông K’Đoan nói. Cách nhà ông K’Đoan một quả đồi, chị Ka Nhơn dùng 2 can nhựa khoảng 40 lít (mỗi can 20 lít) đến khe lấy nước. Chị cho biết: “2 năm trước vì thiếu nước sinh hoạt thường xuyên nên gia đình đã tích cóp được 25 triệu đồng thuê người về khoan giếng, nhưng khoan sâu mấy chục mét vẫn chưa tìm thấy nước, vừa mất tiền vừa mất công, cuối cùng đành dùng nước khe Hang Bom này. Về chính quyền xã, ông K’Tư, Chủ tịch UBND xã Lộc Bắc, cho biết: “Hang Bom có 124 hộ dân với gần 800 nhân khẩu, ai ai cũng sử dụng nước sinh hoạt từ khe núi này. Việc bà con nơi đây khát nước mỗi mùa khô đã diễn ra từ rất lâu rồi, địa phương cũng đã nhiều lần họp, người dân và lãnh đạo xã Lộc Bắc đã nhiều lần phản ánh, kiến nghị lên các đơn vị chức năng nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được”. Tuy nhiên, gần đây lượng nước khe Hang Bom ngày càng ít dần, chị em phải tranh thủ đi lấy nước từ sáng sớm, nếu không đến trưa là nước cạn và rất đục, phải chờ đến chập tối mới có nước rỉ ra. Thậm chí mỗi khi trong làng có lễ tiệc, cưới hỏi thì nước khe Hang Bom cạn cạn trơ đáy”. Thấy chúng tôi có vẻ thắc mắc về độ an toàn của nguồn nước này, chị Ka Nhơn phân trần: "Biết là nước trong núi chảy ra không đảm bảo vệ sinh nhưng cũng phải múc đưa về ăn, uống chứ biết làm sao? Từ xưa đến giờ đồng bào nơi đây vẫn dùng mà, có điều rất lo là vài hôm nữa nước Hang Bom cũng hết thì không biết đi lấy nước ở đâu về sử dụng”. Được biết, cuối năm 2012 đầu năm 2013, tại Hang Bom, thôn 2, Lộc Bắc, Công ty Quản lý khai thác công trình công cộng huyện Bảo Lâm đã đầu tư 500 triệu đồng để xây dựng hệ thống nước sinh hoạt tập trung vùng đồng bào DTTS bằng một cái giếng khoan sâu hơn 200m, nhưng vẫn bỏ ngỏ vì không có nước. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Trịnh Văn Thảo, Trưởng phòng Dân tộc huyện Bảo Lâm, nói: “Giếng khoan ở Hang Bom là một trong những công trình nước sạch tập trung vùng đồng bào DTTS trên địa bàn toàn huyện Bảo Lâm, sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng thì bị hụt nước. Huyện Bảo Lâm đã yêu cầu chủ đầu tư mời đơn vị thi công khắc phục là xây bể để sử dụng nước khe Hang Bom bơm trực nước lên bồn chứa. Tuy nhiên, do nắng hạn kéo dài mực nước khe Hang Bom đã cạn không đủ nước cho bà con dùng. Chúng tôi đang tích cực phối hợp cùng các ban ngành liên quan để tìm phương án khắc phục giúp người dân sớm có nước sạch sinh hoạt”. Theo thống kê của UBND huyện Bảo Lâm, trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2014, toàn huyện Bảo Lâm đầu tư xây dựng 38 công trình nước sinh hoạt tập trung cho vùng đồng bào DTTS; trong đó, có 36 hệ thống giếng khoan và 2 hệ thống nước tự chảy. Tổng số vốn đầu tư cho các công trình này là gần 18 tỷ đồng, phục vụ nhu cầu sử dụng nước cho gần 1.500 hộ dân
 theo: NongNghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 356

Máy chủ tìm kiếm : 54

Khách viếng thăm : 302


Hôm nayHôm nay : 32327

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 508260

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70735575