20:35 EST Thứ sáu, 08/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngành chăn nuôi: Bơi trong thế yếu

Thứ năm - 20/11/2014 02:44
Đến năm 2015, các sản phẩm thịt heo, thịt gà, trứng sẽ không được bảo hộ thuế, chính sách trợ cấp trong cam kết tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Và khi chính sách bảo hộ bị dỡ bỏ, các sản phẩm trên của Thái Lan, Indonesia hay Malaysia có thể xuất khẩu tự do vào thị trường Việt Nam không qua bất cứ rào cản nào. Trong khi đó, với thực trạng con giống, công nghệ, quy mô đàn, giá thành… của ngành chăn nuôi trong nước khó cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Cửa bảo hộ không còn

Theo kết quả nghiên cứu "Cấu trúc ngành chăn nuôi và lợi ích của người chăn nuôi nhỏ ở Việt Nam" do Liên minh Nông nghiệp vừa công bố, trong 10 năm qua, cấu trúc ngành chăn nuôi Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng với xu hướng chuyển từ mô hình nhỏ sang trang trại quy mô lớn. Điều này khiến biến động giá thức ăn chăn nuôi ngày càng ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh.

Trong khi đó, thị trường thức ăn chăn nuôi hiện đang bị điều khiển bởi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), từ giống, thức ăn, thuốc thú y đến hệ thống phân phối sản phẩm thịt của Việt Nam. Các doanh nghiệp này chiếm thị phần lớn, liên kết định giá, sử dụng hệ thống phân phối thông qua các đại lý độc quyền và chiết khấu lớn để cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp trong nước.

 

Chiến lược ngành chăn nuôi của Việt Nam cần xác định rõ vị trí và mối quan hệ giữa chăn nuôi quy mô nhỏ và lớn. Quy mô đa dạng sẽ nâng cao lợi ích và giảm rủi ro cho người nông dân. Do đó chính sách không thể bỏ ngỏ một đối tượng chiếm tỷ trọng chủ đạo trong ngành là người chăn nuôi nhỏ như hiện nay.

TS. Nguyễn Văn Giáp
Trưởng nhóm nghiên cứu Liên minh Nông nghiệp

Đơn cử CTCP Chăn nuôi CP Việt Nam đang chiếm thị phần cao nhất trong sản xuất thức ăn gia súc tại Việt Nam, ở mức 19,42%. Tiếp đến là Công ty TNHH Cargill Việt Nam khoảng 8,11%, Công ty Proconco 7,51%, còn lại thuộc về ANT, Greenfeed, AnCo, Japfa. Bên cạnh đó, dịch vụ thú y cũng bị chi phối bởi các công ty tư nhân, dẫn đến nguy cơ thị trường bị thiên lệch, tạo ra quá nhiều loại thuốc giá đắt và gây thiệt hại cho nông dân. Chưa kể đến hệ thống giết mổ, phân phối thịt, nhập lậu thịt chất lượng kém… là những mối đe dọa đến sự phát triển của ngành.

 

Theo phân tích của một số chuyên gia trong ngành chăn nuôi, khi chính sách bảo hộ không còn, chắc chắn người chăn nuôi, doanh nghiệp sẽ càng gặp khó khăn. Bởi lẽ, Thái Lan, Indonesia, Malaysia - 3 quốc gia có ngành chăn nuôi phát triển nhất khu vực - lại đi trước Việt Nam về trình độ công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi, đặc biệt quy mô đàn và năng suất lao động.

Một nhân công nuôi gà ở Thái Lan có thể quản lý đàn gà công nghiệp 20.000 con, trong khi công nhân Việt Nam quản cao lắm cũng chỉ 5.000 con. Bên cạnh đó, các nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan có chính sách đầu tư cho chăn nuôi khá bài bản, doanh nghiệp tự chủ nguyên liệu thức ăn, các chất phụ gia, khoáng chất… không phải nhập khẩu gần như hoàn toàn như Việt Nam. Họ có thêm các lợi thế về vốn vay rẻ, không phải chịu thuế VAT đầu vào thức ăn và có chính sách hỗ trợ chăn nuôi từ phía chính phủ, nên giá thành sản phẩm thấp hơn Việt Nam ít nhất 15-20%.

Ông Phạm Đức Bình, Tổng giám đốc Công ty Thanh Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cảnh báo: “Một số tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan giáp ranh với Campuchia có tổng đàn lớn nhất nước. Các nhà máy giết mổ ở đây có công suất 2.000 con/giờ trở lên, có thể đưa gà vào giết mổ lúc 6 giờ chiều, đến 9, 10 giờ đêm là xong, sau đó đóng xe tải vận chuyển sang Việt Nam. Tôi đảm bảo chỉ cần mất 6 tiếng, tức là khoảng 4 giờ sáng là gà Thái đã có mặt ở các chợ TPHCM”.

Doanh nghiệp nội đuối sức

Theo nhiều chuyên gia, nếu bỏ qua cạnh tranh đến từ AFTA, nhiều năm trở lại đây ngành chăn nuôi trong nước cũng đã phải đối mặt sức ép rất lớn từ sản phẩm nhập khẩu ngoài khu vực như Hoa Kỳ, Brazil, EU… Những năm gần đây, trung bình mỗi năm có đến hàng trăm ngàn tấn thịt nhập khẩu về với giá rẻ hơn nhiều so với sản phẩm chăn nuôi trong nước.

Chỉ tính riêng 10 tháng năm 2014, thịt gà ngoại nhập về trung bình mỗi tháng 5.000-7.000 tấn, bằng 50% sản lượng nuôi trong nước.

 

Chúng ta đã gia nhập WTO, sắp tới là AFTA và TPP. Điều này vừa thuận lợi vừa khó khăn cho ngành chăn nuôi khi gia nhập sân chơi chung. Chúng ta phải lựa chọn sản phẩm nào có lợi thế đẩy mạnh khai thác, những sản phẩm chăn nuôi không đủ lợi thế phải chấp nhận quy luật cạnh tranh về giá, thị trường. Nếu chúng ta muốn cạnh tranh phải đẩy mạnh chăn nuôi theo quy mô công nghiệp - trang trại và phải hạ được giá thành. Nếu có chiến lược đúng, chúng ta sẽ làm được.

Ông Tống Xuân Chinh
Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT)

 

Nhiều doanh nghiệp cũng không sử dụng thịt heo trong nước mà tận dụng thịt heo đông lạnh giá rẻ từ Hoa Kỳ để chế biến xúc xích, thịt hộp, lạp xưởng… Thực trạng này, cùng với việc các doanh nghiệp FDI đua mở rộng và chiếm lĩnh thị phần, càng khiến thị phần thức ăn chăn nuôi của doanh nghiệp Việt teo tóp. Doanh nghiệp nội thua ngay trên sân nhà bởi trình độ quản trị cũng như kinh doanh còn yếu kém.

Bên cạnh đó, các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi nước ngoài liên tục tung ra các mức chiết khấu hấp dẫn, đồng thời tìm đủ mọi cách để o bế khách hàng nên được quan tâm, trong khi đó doanh nghiệp trong nước lại không đủ tiềm lực để làm điều ấy.

Ông Nguyễn Văn Anh, giám đốc một doanh nghiệp chuyên về thức ăn chăn nuôi tại Đồng Nai, cho rằng doanh nghiệp Việt ngày càng yếu thế do thiếu vốn để sản xuất, nếu vay được cũng phải chịu lãi suất cao. Trong khi đó, hiện các doanh nghiệp trong nước vẫn đang loay hoay với mô hình chăn nuôi đa ngành và khép kín từ con giống, gia công, thu mua và giết mổ do không đủ năng lực, vốn ít và thiếu kinh nghiệm. Để tránh "chết đứng", doanh nghiệp Việt nên liên kết lại với nhau, đồng thời động viên các hộ chăn nuôi cùng hưởng ứng để giúp doanh nghiệp trong nước có chỗ đứng vững hơn.

Những nghịch cảnh của ngành chăn nuôi nước ta đang đòi hỏi sự cấp thiết phải giải quyết sớm và không thể để những khó khăn tiếp tục đè nặng lên vai người chăn nuôi. Bởi lẽ, dù đang phát triển mạnh mẽ, Việt Nam vẫn phải dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong đó người chăn nuôi là những trụ cột góp phần cung ứng nguồn thực phẩm để bình ổn giá, ổn định xã hội…

Trong khi đó, lâu nay chúng ta vẫn chưa có giải pháp căn cơ để bảo vệ và tạo động lực cho người chăn nuôi. Đó là ngành chăn nuôi vẫn sản xuất theo cung cách truyền thống nhưng đầu vào thức ăn chăn nuôi phụ thuộc quá lớn vào nhập khẩu. Đối với chăn nuôi giá thành thức ăn chiếm tới 65-70%.

Đã vậy, so với các nước xung quanh, giá thành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam cao hơn khoảng 10% nhưng giá bán lại rất thấp. Các loại sản phẩm gia cầm và thịt heo nhiều năm gần đây có thời điểm người chăn nuôi còn phải bán dưới giá thành, thua lỗ nặng nề. Và hầu như giá trên thị trường đều do thương lái thao túng. Nghịch lý ở chỗ người chăn nuôi kêu lỗ, người tiêu dùng vẫn phải mua giá đắt.

Có những sản phẩm như thịt bò ở nước ta bán đắt hơn rất nhiều so với thịt bò ngoại, với mức 65.000-70.000 đồng/kg thịt bò hơi, nhưng nông dân không lời được mấy vì chỉ bán được giá 50.000 đồng, còn lại vào túi các khâu trung gian.

Cấp bách tái cơ cấu

Theo nhóm nghiên cứu Liên minh Nông nghiệp, cần có biện pháp phá vỡ thế độc quyền và tạo ra khả năng kiểm soát thị trường của một số công ty trong nước, nâng cao tính cạnh tranh lành mạnh cho thị trường. Mặc dù thống kê cho thấy các hộ chăn nuôi nhỏ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trên mức đầu tư, nhưng rủi ro đến với người chăn nuôi nhỏ càng tăng do ảnh hưởng của giá thức ăn, dịch bệnh và giá bán, trong khi các chính sách hiện hành chủ yếu hỗ trợ và thúc đẩy chăn nuôi quy mô lớn, không có tác động nhiều đến người chăn nuôi nhỏ.

Nhóm nghiên cứu còn đề xuất xây dựng chiến lược và quy hoạch chăn nuôi hoàn chỉnh cho cả nước, kiểm soát nhập lậu sản phẩm thịt qua biên giới theo đường tiểu ngạch, siết chặt vấn đề vệ sinh môi trường, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm tại hệ thống giết mổ, phân phối sản phẩm thịt.

Theo các chuyên gia, để cứu ngành chăn nuôi phải bắt đầu từ hướng đi tổng thể và chọn những sản phẩm có thế mạnh, tức phải quyết liệt tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Theo đó, tập trung phát triển các sản phẩm Việt Nam có ưu thế và tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt phải nhắm vào mục tiêu xuất khẩu. Phát triển chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi là mũi nhọn để tăng giá trị cho nông nghiệp.

Tập trung đầu tư khoa học công nghệ, thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi. Phát triển mạnh chăn nuôi heo, gia cầm theo hướng tập trung trang trại an toàn sinh học, đẩy mạnh chăn nuôi theo quy mô công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường bằng công nghệ, quy trình hiện đại. Tái cơ cấu cần tập trung mạnh vào thị trường.

 

Ủng hộ ngành chăn nuôi theo nông hộ nhưng phải đầu tư quy mô lớn và hiện đại. 
Ảnh: LONG THANH

 

Đối với thị trường nội địa, tăng tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa) thông qua chế biến, đa dạng hóa sản phẩm. Còn với thị trường xuất khẩu sẽ hướng tới các thị trường tiềm năng, trước mắt là Trung Quốc và châu Á. Một điểm quan trọng là sẽ kết nối chặt giữa nông dân và doanh nghiệp, hình thành các sàn giao dịch, các trung tâm giao dịch để tiến tới minh bạch trong quá trình tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

Trước mắt vẫn phải ủng hộ chăn nuôi theo kiểu nông hộ, nhưng cần kêu gọi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất chăn nuôi với quy mô lớn và hiện đại, đồng thời hỗ trợ cho nông dân vốn và kỹ thuật để sản xuất quy mô lớn. Lâu nay chúng ta vẫn quan niệm, chăn nuôi là chuyện con gà con heo, không phải là một mắt xích của dây chuyền ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm.

Do đó mức đầu tư cho chăn nuôi chưa nhiều, vẫn cứ tâm lý “được mùa thì vui, không được tính tiếp”. Được biết, trong đề án tái cơ cấu nông nghiệp, Bộ NN-PTNT khẳng định sẽ nâng tỷ trọng và giá trị ngành chăn nuôi lên, thay vì chỉ trông đợi vào các sản phẩm trồng trọt như cây lúa, cây bắp như trước. Đây là cách nhìn mới và đúng đắn, phù hợp bối cảnh hiện nay.

Nguyễn Hồng
Nguồn saigondautu.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 383

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 380


Hôm nayHôm nay : 30985

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 332915

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70560230