03:55 EDT Thứ năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân phá sản vì nuôi giun

Chủ nhật - 25/11/2012 22:12
Sau gần 1 năm đầu tư nuôi giun, lợi nhuận chẳng thấy đâu, mà gia đình chị Trần Thị Đơn ở Hà Tĩnh lại phải oằn lưng gánh những khoản nợ lớn.

Được Công ty CP Thương mại - Du lịch Hùng Vương hứa hẹn “nuôi giun cao sản kỹ thuật đơn giản, lợi nhuận cao” nên nhiều hộ dân ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) dốc hết vốn liếng ký hợp đồng mở trang trại nuôi. Sau 2 năm bỏ vốn đầu tư, công ty không thu mua như cam kết, người nuôi giun lâm vào cảnh nợ nần, phá sản.

Giấc mơ làm giàu của nhiều hộ dân nuôi giun ở huyện Can Lộc nhanh chóng bị sụp đổ - đó là thực tế NTNN ghi nhận được sau 1 năm quay lại địa phương này. Trước đó, Báo NTNN đã đăng tải loạt bài cảnh báo nông dân cần thận trọng với hình thức ký hợp đồng nuôi giun cao sản này.

Trại giun của ông Nguyễn Hữu Hà phá sản, giờ là nơi chứa rơm, đựng nông cụ.

“Mật ngọt”

Chị Trần Thị Đơn ở xóm 10, xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc nghẹn ngào kể lại: Gia đình chị được người quen giới thiệu về mô hình nuôi giun mang lại giá trị kinh tế cao. Năm 2011, sau khi được tư vấn, chị đã bàn với chồng bán đàn lợn gần 50 con được hơn 50 triệu đồng thế chấp sổ đỏ vay thêm 200 triệu từ ngân hàng, đầu tư mở trang trại nuôi giun.

Sau gần 1 năm đầu tư nuôi giun, lợi nhuận chẳng thấy đâu, mà gia đình oằn lưng gánh những khoản nợ lớn. Giun nuôi lớn mà công ty không về thu mua như cam kết, giá các loại chế phẩm nuôi giun quá cao khiến người nuôi điêu đứng.

Theo chị Đơn, trước đó, những người nông dân chân lấm tay bùn như chị được cán bộ công ty “rót mật vào tai” về mô hình này: “Chỉ cần đầu tư một lần sau đó ngồi thu lãi, nuôi giun cao sản rất đơn giản, không tốn công sức, thức ăn chỉ là phân trâu, phân bò…”.

Chưa hết để lôi kéo được nhiều người dân tham gia nuôi giun, cán bộ Công ty Hùng Vương về tận nhà chuyển giao công nghệ, cung cấp vật tư đầy đủ, hướng dẫn tận tình theo lối cầm tay chỉ việc. Họ cam kết: Công ty chịu trách nhiệm thu mua giun để xuất ra nước ngoài bán làm thuốc...

Khảo sát của PV NTNN, chỉ trong một thời gian ngắn, tại huyện Can Lộc và ở nhiều địa phương của Hà Tĩnh và Nghệ An, trên 50 hộ dân đã thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng vay hàng trăm triệu đồng về ký hợp đồng chuyển giao công nghệ nuôi giun cao sản với Công ty Hùng Vương (có địa chỉ tại Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội). Đến nay nhiều hộ đã lâm vào cảnh đường cùng như chị Đơn.

Phá sản

Theo phản ánh của chị Đơn, sau một thời gian nuôi giun trang trại của gia đình chị bán được hai đợt với số tiền 41 triệu đồng, trừ tiền giống, thuốc chế phẩm công ty bán để nuôi giun, chị còn lỗ 4 triệu đồng. Mới đây, lần thu mua giun đợt 3 với 73kg giun thì công ty còn nợ tiền chưa trả. Chị Đơn cho biết thêm: “Giun càng cho ăn thuốc, chăm sóc bao nhiêu thì cứ chết dần chết mòn và hiện giờ không còn con nào. Cả trang trại giun hiện chỉ để không, đau xót lắm”.

Vừa rồi bà con nuôi giun cũng có đơn gửi lên công an huyện. Qua xem xét, chúng tôi thấy việc ký kết hợp đồng giữa người dân với công ty không thông qua cơ quan chức năng nào, nên hướng dẫn họ khởi kiện ra tòa án kinh tế.

Trên địa bàn huyện Can Lộc có 15 hộ đầu tư nuôi giun đang lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, tập trung ở các xã Mỹ lộc, Nhân Lộc, Đại Lộc, Vượng Lộc, Phú Lộc.

Ông Nguyễn Hữu Hà ở xã Phú Lộc cho biết: Trước đây tôi làm nghề cơ khí được người bạn ở làng bên vẽ cho một con đường làm giàu. Tôi quá tin tưởng đã bán chiếc ôtô chở hàng và các máy móc xưởng cơ khí được 117 triệu đồng đầu tư trang trại nuôi giun.

Nhưng không ngờ giun cứ chết dần chết mòn, tiền chế phẩm nuôi giun ngày càng nhiều. Lứa đầu có lãi chút ít, lứa thứ 2 lỗ và đến lứa thứ 3 không thấy công ty về thu mua, liên lạc với họ không được , giun không biết bán cho ai. Tôi đành đem giun cho vịt ăn thua lỗ nặng.

Ông Nguyễn Hữu Chiến-Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Lộc cho hay: Đây là một hình thức nuôi giun tự phát, bây giờ nhiều hộ bị thua lỗ nợ nần chồng chất. Ông Nguyễn Nghĩa- Phó phòng NNPTNT huyện Can Lộc cho biết: Vừa rồi có một số hộ dân nuôi giun trình bày họ bị lừa và nhờ sự can thiệp của phòng. Tuy nhiên, các hộ dân tự ký hợp đồng với công ty không thông qua chính quyền địa phương cũng như ngành nông nghiệp nên chúng tôi “bó tay”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 199

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 190


Hôm nayHôm nay : 37957

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 92493

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60414450