10:42 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông nghiệp Việt Nam “đón sóng” TPP: Ngành chăn nuôi có nguy cơ thua trên sân nhà

Thứ năm - 19/11/2015 19:33
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi được coi là ngành kinh tế bị tổn thương nhiều nhất khi TPP có hiệu lực. Bởi lẽ, đây là ngành phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn của nước ngoài cũng như thường xuyên phải đối phó với dịch bệnh, nguồn lực hạn chế và thiếu sự liên kết bền vững.

* Áp lực trước hội nhập   

Trong 12 nước tham gia TPP, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand là những nước có lợi thế nhiều nhất về các sản phẩm chăn nuôi do đất rộng, khoa học công nghệ tiên tiến, áp dụng quy trình sản xuất công nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm tới 70 - 80%. Do đó, khi TPP mở cửa, những sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các quốc gia này. Trong khi đó, số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, có đến 77% số hộ nuôi lợn trong cả nước chỉ nuôi dưới 5 con, 90% số hộ nuôi gà nuôi dưới 49 con.

Việc sản xuất kinh doanh riêng lẻ khiến sức mạnh kinh tế của hộ nông dân khó tương thích với kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay. Theo dự báo của Hội Chăn nuôi Việt Nam, khi TPP có hiệu lực và bắt đầu giảm thuế quan, các mặt hàng chăn nuôi có khả năng nhập nhiều vào Việt Nam từ các nước thành viên TPP, gồm thịt bò đông lạnh (Hoa Kỳ, Canada, Australia, New Zealand); bò thịt sống (Australia); sữa và các sản phẩm sữa (Australia, New Zealand); thịt lợn đông lạnh, thịt gà đông lạnh và phụ phẩm (Hoa Kỳ)...

Lý giải về vấn đề trên, ông Trịnh Quốc Dũng, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) phân tích, theo lý thuyết, Việt Nam có thể đưa ra các hàng rào về kỹ thuật để bảo hộ ngành chăn nuôi trong nước. Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức bảo hộ kỹ thuật để kiểm soát việc nhập khẩu sản phẩm sữa xem như là không thể, vì các nước này có điều kiện vệ sinh an toàn dịch tễ và kiểm soát an toàn thực phẩm tốt hơn Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa có đủ nguồn nhân lực, phương tiện và kỹ năng để thực hiện việc đảm bảo tuân thủ các biện pháp này của sữa nhập khẩu vào trong nước. Do đó, các sản phẩm sữa sản xuất trong nước có nhiều nguy cơ bị hàng nhập khẩu từ các nước tham gia TPP cạnh tranh rất mạnh. Nếu không có sự chuẩn bị tốt hàng loạt trang trại sẽ phá sản vì giá bán sản phẩm sữa tươi nguyên liệu không thể cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài.

Đối với ngành chăn nuôi gia cầm, việc giá thịt gà Hoa Kỳ nhập khẩu vào Việt Nam bán với rẻ hơn nhiều so với giá bán trong nước trong thời gian qua đã khiến nhiều hộ chăn nuôi rơi vào tình trạng điêu đứng. Theo ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, sự kiện này đã khiến nhiều trang trại chăn nuôi gà ở Đồng Nai có quy mô khá lớn (100.000-200.000 con) không tìm được đầu ra, phải bán “xổ” ngoài đường, thua lỗ hàng tỷ đồng. Một số trang trại không đủ năng lực để vươn lên sau “sự cố” này và đã bị phá sản.

“Sân chơi” hội nhập vẫn chưa chính thức bắt đầu, thế nhưng ngành chăn nuôi gia cầm trong nước đã “kiệt quệ” chỉ sau một “cơn gió” nhẹ, chứng tỏ năng lực cạnh tranh của ngành này đang rất yếu, kém. Trong khi đó, một viễn cảnh không mấy sáng sủa khi TPP có hiệu lực là các nước trong khối như Hoa Kỳ, Malaysia, Indonesia, Singapore… đều có những trang trại có quy mô lớn với hàng triệu con gà. Với giá thành sản phẩm trong chăn nuôi như hiện nay, Việt Nam khó có thể cạnh tranh được.  

* Hàng loạt thách thức từ nội tại

Theo ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ngành chăn nuôi của nước ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức nội tại.

Cụ thể, ngành chăn nuôi chủ yếu có quy mô nhỏ lẻ, chất lượng con giống thấp, công nghệ chăn nuôi lạc hậu, chi phí đầu vào cao, năng suất lao động thấp, liên kết chuỗi trong chăn nuôi yếu kém... Hầu hết các giống bò, lợn, gia cầm cao sản ở nước ta đều phải nhập từ nước ngoài. Ngay tại Đồng Nai, địa phương có nhiều thế mạnh về chăn nuôi, song cũng đang loay hoay với bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh trước hội nhập.

Theo ông Phan Minh Báu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, năng lực cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi Đồng Nai còn thấp, do giá thành cao, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều. Thêm vào đó, số cơ sở áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt, số cơ sở được chứng nhận an toàn dịch bệnh còn quá ít. Đồng thời, đa số các cơ sở chưa xây dựng được thương hiệu và chưa truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

Một vấn đề nổi cộm hiện nay là tình trạng sử dụng chất cấm, kháng sinh chưa được kiểm soát triệt để trong chăn nuôi khiến người tiêu dùng dần "quay lưng" với nhà sản xuất trong nước. Hiện nay, đa số người Việt Nam vẫn tiêu dùng thịt tươi, trong khi sản phẩm thịt nhập khẩu chủ yếu là thịt đông lạnh. Thói quen tiêu dùng này sẽ là “lá chắn” giúp Việt Nam còn đủ thời gian để tái cơ cấu nhanh ngành chăn nuôi.

Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề thời gian, chắc chắn sẽ ngày càng có nhiều người mua thịt đông lạnh nhập khẩu, nếu tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong chăn nuôi không được kiểm soát triệt để. Muốn vượt qua thách thức của TPP, rõ ràng ngành chăn nuôi phải nâng cao tính cạnh tranh trong chuỗi sản xuất từ hộ chăn nuôi cho đến khâu chế biến, phân phối sản phẩm.

Theo ông Trịnh Quốc Dũng, vai trò phòng thủ bảo hộ ngành sản xuất sữa trong nước tùy thuộc vào phần lớn ở vai trò Nhà nước, nhưng bản thân người chăn nuôi, doanh nghiệp chế biến sữa phải có thực lực để chống lại sự cạnh tranh của các nước khác tham gia TPP.

“Khi bản thân đủ mạnh thì việc đáp ứng, kêu gọi, thu hút sự hỗ trợ đầu tư của các quốc gia khác phát triển hơn mới có hiệu quả và bảo vệ được ngành sản xuất sữa trong nước. Nếu không, chúng ta sẽ trở thành người làm công cho nước ngoài trên chính mảnh đất của mình”, ông Dũng cho hay.

Tiến sĩ nông nghiệp Kiều Minh Lực, phụ trách kỹ thuật của Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cho rằng, mặc dù TPP có nhiều tác động tiêu cực đến ngành chăn nuôi Việt Nam, tuy nhiên xét trong tổng thể thì đây là cơ hội lớn để thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển. Đây cũng là cơ hội để thay đổi phương thức sản xuất lâu nay của ngành nông nghiệp Việt Nam. Từ chỗ sản xuất theo truyền thống với quy mô nông hộ nhỏ, lẻ, ngành chăn nuôi phải bắt đầu chuyển đổi sang giai đoạn mới, sản xuất có hiệu quả, với giá thành thấp và đảm bảo an toàn sinh học cao, đáp ứng các tiêu chuẩn thế giới. Có như thế mới hy vọng nông sản Việt Nam có thể hội nhập với thế giới./

Hứa Chung

Theo TTXVN

(Còn tiếp)  

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 153

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 152


Hôm nayHôm nay : 76808

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1135109

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71362424