16:58 EDT Chủ nhật, 05/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông nghiệp đang đi bằng “2 chân”

Thứ sáu - 14/12/2012 04:08
Mặc dù nông nghiệp chỉ còn chiếm 14% trong tỷ trọng nền kinh tế của tỉnh, nhưng Vĩnh Phúc vẫn tăng cường đầu tư cho ngành này, nhất là chăn nuôi.

 

Nhờ đó, đến nay ngành nông nghiệp Vĩnh Phúc đã đi được bằng cả "2 chân" với tỷ trọng chăn nuôi - trồng trọt tương đương nhau.

 

Theo thống kê của Sở NNPTNT, quy mô nông nghiệp ở Vĩnh Phúc trong những năm gần đây đã bị thu hẹp, một phần do huyện Mê Linh được chuyển về Hà Nội, một phần do tốc độ đô thị, công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng. Hiện toàn tỉnh Vĩnh Phúc chỉ còn 93.000 diện tích canh tác nông nghiệp, trong đó vụ lúa chiêm xuân đạt 31.000ha, lúa mùa giảm còn 28.000 - 29.000ha.

 

Ông Lê Văn Dũng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Vĩnh Phúc cho biết: "Mặc dù diện tích trồng trọt giảm, nhưng trong những năm gần đây, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp của tỉnh đã được nâng lên rõ rệt chiếm 56%. Như vậy, có thể nói nông nghiệp Vĩnh Phúc đã đi được bằng 2 chân".

Người dân xã Bình Dương, huyện Yên Lạc thu hoạch cà chua. Mỗi sào ước tính, lãi 5-7 triệu đồng.

 

Do diện tích canh tác giảm, nên Vĩnh Phúc chủ yếu tập trung vào hình thành các khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đồng thời chuyển đổi nhiều diện tích cơ cấu cây trồng, nhất là vụ đông. Theo ông Dũng, toàn tỉnh đã gieo trồng được trên 19.000ha cây vụ đông và nhiều loại cây đã cho hiệu quả khá.

 

"Nếu trước đây, Vĩnh Phúc chủ yếu trồng các loại cây ưa ấm, thì hiện đã chuyển sang các loại cây ưa mát như su su, khoai tây, bí đỏ, rau ăn lá các loại, ớt, cà chua… Điểm thuận lợi của Vĩnh Phúc là gần Hà Nội, nên việc tiêu thụ các sản phẩm này rất thuận lợi" - ông Dũng cho biết.

 

Cũng theo ông Dũng, tới đây Vĩnh Phúc và Hà Nội sẽ ký cam kết về việc cung cấp rau an toàn cho thủ đô. Theo đó, tỉnh Vĩnh Phúc đang quy hoạch 3.500ha trồng rau an toàn đảm bảo chất lượng chuyên cung cấp cho thị trường Hà Nội. Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, riêng trong năm 2012, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành 2 nghị quyết chuyên đề hỗ trợ giống cây trồng vật tư- nông nghiệp (giai đoạn 2012-2015) với tổng kinh phí hỗ trợ 35 tỷ đồng để bà con nông dân sản xuất hàng hóa trong vùng có quy hoạch cho 7 loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như dưa hấu, su su, ớt, cà chua, bí đỏ…

 

Ông Dũng cho biết: "Ở những vùng sản xuất rau hoa quả hàng hóa có quy hoạch sẽ được kiểm soát tốt hơn. Chúng tôi đang xây dựng kế hoạch, tiến tới sẽ phân tích mẫu đất, nước ở những vùng chuyên sản xuất rau an toàn".

 

Riêng vụ đông này, tỉnh Vĩnh Phúc đã hỗ trợ 15 tỷ đồng (trung bình 900.000 đồng/ha) để nông dân mua giống, vật tư mở rộng diện tích cây ngô và đậy tương. Mục tiêu của Vĩnh Phúc là sẽ đạt giá trị canh tác ít nhất 50 triệu đồng/ha trở lên.

 

Ngày 14/12/2012 - Theo danviet.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 213

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 212


Hôm nayHôm nay : 62072

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 302753

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60624710