17:23 EDT Chủ nhật, 05/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đà Nẵng: Cấm nuôi cá trên sông, dân hoang mang

Thứ năm - 13/12/2012 19:23
Cả tháng nay, hàng trăm nông dân nuôi cá lồng trên sông Cẩm Lệ (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng) đang “đứng ngồi không yên” vì lệnh cấm nuôi cá mà UBND thành phố ban hành.

Đường cùng ra ngã 3 sông

Từ năm 1997 đến năm 2005, hàng chục hộ dân của phường Hòa Cường Nam phải nhường đất ở và đất sản xuất của mình để cho UBND TP. Đà Nẵng thực hiện các dự án phát triển thành phố. Theo đó, hàng chục ngư dân đi biển với tàu công suất 30CV cũng bị thành phố cấm ra khơi. Những hộ dân này không còn đất sản xuất và không có phương tiện để sinh sống làm ăn.

Hầu hết người dân không thể chuyển đổi được ngành nghề gì sau khi giải tỏa, tái định cư vì đã luống tuổi và trình độ văn hóa thấp. Vì vậy năm 2006 phòng Kinh tế quận Hải Châu và Trung tâm Khuyến ngư - Nông lâm TP. Đà Nẵng nghiên cứu và đưa vào triển khai Dự án nuôi cá diêu hồng tại ngã 3 sông Cẩm Lệ- Cổ Cò nhằm giải quyết việc làm cho những hộ dân này, ông Huỳnh Dũng - Phó Chủ tịch Hội ND quận Hải Châu cho biết.

Người nuôi cá đang rất lo âu sau quyết định cấm của thành phố.

Ông Đặng Văn Châu (64 tuổi, trú phường Hòa Cường Nam) cho biết: Năm 2006 cơn bão lớn đã tàn phá Đà Nẵng, tôi cùng 80 hộ ngư dân khác bị bão đánh chìm tàu thuyền, không còn phương tiện sản xuất. May nhờ mô hình nuôi cá trên sông Cẩm Lệ đã cứu sống 8 miệng ăn của gia đình tôi và giúp gia đình thoát nghèo. Tôi nuôi cá lồng có lãi từ 90-150 triệu đồng/tháng. Không chỉ vậy, mô hình này đã giải quyết được việc làm cho 12 lao động là anh em gia đình tôi, với thu nhập ổn định từ 2,5-3,5 triệu đồng/người/tháng.

“Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, khó có thể doanh nghiệp hay mô hình nào giải quyết được việc làm và đem lại cho người dân chúng tôi thu nhập khá như thế” - nông dân Đặng Nữ (phường Hòa Cường Nam) nói. Theo ông Ngô Văn Hưng - Chủ tịch Hội ND phường Hòa Cường Nam, hiện nay trên sông Cẩm Lệ có 37 hộ nuôi cá diêu hồng, sử dụng thường xuyên 300 lao động địa phương.

Chủ những bè nuôi vì không còn đất sản xuất và cũng không thể chuyển đổi được ngành nghề gì phù hợp, hết cách nên họ ra đây nuôi cá lồng để nuôi sống gia đình. “Đây là hướng đi đúng, những nông dân mất đất mà không còn phương tiện sản xuất của địa phường này rất phấn khởi” - ông Huỳnh Dũng cũng khẳng định.

“Chúng tôi làm gì để sống?”

Lợi ích từ nuôi cá lồng bè trên sông Cẩm Lệ ai ai cũng đã thấy trong gần 6 năm nay. Mỗi bè 200m2, 6 lồng nuôi, mỗi năm lãi ròng từ 90-150 triệu đồng. Cũng vì vậy mà từ 1 bè năm 2006 nuôi thử nghiệm, đến nay đã có 37 lồng bè...

Vậy mà ngày 7.11.2012 UBND TP. Đà Nẵng ra Công văn số 9339/UBND-KTN thông báo không đồng ý cho những hộ này nuôi cá và gia hạn đến 31.10.2013 phải đóng cửa các lồng bè này. Lý do mà thành phố nêu ra là sợ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt (Nhà máy Nước Cầu Đỏ đang khai thác nước mặt sông Cẩm Lệ).

Tuy nhiên, theo ông Ngô Văn Hưng, thực tế đã rất nhiều lần Sở TNMT, Sở NNPTNT Đà Nẵng kiểm nghiệm mẫu nước sông Cẩm Lệ, mẫu thức ăn nuôi cá và kết luận hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì đến nguồn nước sản xuất phục vụ sinh hoạt.

Ông Nguyễn Đình Hiệp - chủ 1 bè nuôi cá điêu hồng và nguyên là Chủ tịch Hội Nông dân phường Hòa Cường Nam cho rằng: Không có hoạt động kinh tế nào của nông dân cho hiệu quả kinh tế bằng nuôi cá lồng. Lãi ròng 100 triệu/bè/năm là chuyện thường. Bè nuôi đặt ở khu vực ngã ba sông, nước chảy không hề gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến giao thông đường thuỷ. Đáng tiếc hoạt động này đang đứng trước nguy cơ bị dẹp bỏ.

“Chúng tôi đã nhường đất sản xuất cho thành phố xây dựng, chỉnh trang đô thị, giờ nuôi cá trên sông cũng cấm thì chúng tôi sống sao đây?”.

Theo ông Hiệp, trong cuộc tiếp xúc cử tri tháng 11.2012, các hộ nuôi cá trên sông đã nêu ý kiến với ông Nguyễn Bá Thanh - Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng. Ông Thanh đã nói sẽ cho các hộ dân tiếp tục nuôi cá lồng trên sông, với điều kiện là không làm ảnh hưởng môi trường và không gia tăng số lồng bè.

Nhưng nay có Công văn 9339 của thành phố, các hộ dân không biết nghề sinh sống của mình có được tồn tại. Một số hộ nuôi bày tỏ: Nếu thành phố cấm thì chúng tôi chấp hành, nhưng chúng tôi sẽ “chết”, bởi vì mỗi bè phải đầu tư gần nửa tỷ đồng để làm lồng, mua con giống thức ăn… mà phần lớn phải đi vay trả lãi. Cấm thì các hộ không biết chúng tôi biết làm gì để sống...

Ông Lê Công Hồ- Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP. Đà Nẵng cho biết: Chúng tôi đã vài lần cử cán bộ phối hợp cùng Sở TNMT xuống kiểm tra thức ăn và mẫu nước tại các lồng bè nuôi cá điêu hồng trên sông Cẩm Lệ. Kết quả là thức ăn và mẫu nước vẫn đạt chuẩn an toàn. Tuy nhiên UBND thành phố quyết định cấm nuôi vì lý do quy hoạch của thành phố trong tương lai.

Thành phố đã đã ra quyết định và đơn vị chúng tôi phải chấp hành và không có ý kiến gì nữa. Từ nay đến tháng 10.2013, chúng tôi sẽ phối hợp với các cơ quan ban ngành khác đề xuất thành phố hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho những hộ này.

Nguồn:danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 177

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 175


Hôm nayHôm nay : 62072

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 303240

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60625197