21:59 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thái Nguyên: Hơn 15.000 hội viên nông dân được đào tạo nghề

Thứ hai - 18/11/2019 18:00
Trong 5 năm qua (từ 2013- 2018), Hội ND tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh công tác dạy nghề theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ với phương châm “cầm tay chỉ việc”, liên kết với các doanh nghiệp hỗ trợ nông dân về chuyển giao khoa học kỹ thuật, mua vật tư và phân bón theo phương thức trả chậm...

Trong 5 năm qua (từ 2013- 2018), Hội ND tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh công tác dạy nghề theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ với phương châm “cầm tay chỉ việc”, liên kết với các doanh nghiệp hỗ trợ nông dân về chuyển giao khoa học kỹ thuật, mua vật tư và phân bón theo phương thức trả chậm...

Ông Trần Văn Nguyên – Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh, kiêm Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh, cho biết, từ 2013 - 2018, trung tâm đã tổ chức, phối hợp tổ chức 30 lớp dạy nghề trồng trọt, chăn nuôi, thú y cho 960 hội viên, nông dân.

Hội ND các huyện, thành phố, thị xã liên kết với Hội Làm vườn tỉnh, Trung tâm đào tạo nông dân, trung tâm dạy nghề cấp huyện, thành, thị mở 452 lớp với các nghề thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt, trồng nấm, chăm sóc chế biến chè... cho gần 15.800 hội viên, nông dân. Sau học nghề, các học viên được cấp chứng chỉ và sử dụng hiệu quả ngành, nghề đã học vào hoạt động sản xuất; 8.900 học viên có việc làm.

 thai nguyen: hon 15.000 hoi vien nong dan duoc dao tao nghe hinh anh 1

Sau khi học nghề trồng, chế biến chè xanh, nhiều hộ dân ở xã Nam Hòa (Đồng Hỷ) đã  nâng cao hiệu quả và thu nhập từ trồng chè. Ảnh: Khánh Huyền

Các lớp học nghề được đào tạo theo phương châm “cầm tay chỉ việc”, số tiết thực hành chiếm trên 60%. Ngoài ra, việc học được tham quan thực địa, thực hành tại các mô hình, làng nghề điển hình để dễ dàng tiếp cận và sản xuất theo các mô hình đã có. Nhờ đó, nhiều mô hình sản xuất hiệu quả được ra đời như: Công nghệ chế biến chè theo quy trình VietGAP ở xã Tràng Xá (huyện Võ Nhai), nuôi gà đồi ở xã Tân Kim (huyện Phú Bình), trồng và nhân giống nấm ở xã Quyết Thắng (TP.Thái Nguyên)… Toàn tỉnh có 1.050 mô hình thu nhập trên 100 triệu đồng/mô hình/năm.

Thêm vào đó, các cấp Hội đã tổ chức 1.600 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 80.000 lượt hội viên, nông dân. Đồng thời, phối hợp với các ban, ngành chức năng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 567.667 lượt hộ nông dân. Qua đó, giúp bà con nông dân nắm bắt kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, cách sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu sinh học… nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Theo Thùy Anh/danviet.vn
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 299

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 298


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 398210

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73445181