01:34 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tín dụng cho nông nghiệp vẫn tắc!

Chủ nhật - 18/05/2014 11:43
Hội thảo Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao do Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo Nhân dân phối hợp tổ chức sáng qua tại Hà Nội cho thấy, hướng ra về vốn cho nông nghiệp vẫn đang loay hoay.

Tín dụng cho nông nghiệp vẫn tắc!

Ngành ngân hàng không tự mình tạo ra dòng chảy cho tín dụng

Tín dụng tăng nhanh

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết, trong gần 30 năm đổi mới, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Nông nghiệp đã thực sự trở thành “bà đỡ” cho nền kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua (từ năm 2008 đến nay). Nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa kinh tế - xã hội của nông nghiệp, nông thôn, nơi có khoảng 70% dân cư sinh sống, Chính phủ và NHNN đã ban hành nhiều chính sách tín dụng để phục vụ và thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Chẳng hạn, Chính phủ ban hành Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo kênh dẫn vốn quan trọng trong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Chính phủ và NHNN ban hành các chính sách tín dụng đặc thù để phát huy lợi thế, tiềm năng và người nông dân trực tiếp sản xuất những sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực, như lúa gạo, cà phê, thủy sản...

“Nhờ có những chính sách phù hợp và sự nỗ lực của ngành ngân hàng, tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hàng năm có mức tăng bình quân cao hơn mức tăng trung của nền kinh tế. Đến cuối năm 2013, dư nợ tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 671.986 tỷ đồng, tăng 19,67% so với cuối năm 2012 (mức tăng chung của nền kinh tế là 12,51%) và tăng gấp 2,29 lần so với năm 2009, là thời điểm trước khi ban hành Nghị định 41”, ông Mạnh nói.

Vốn cho nông nghiệp có hướng ra tốt, điều này cũng được minh chứng phần nào qua việc các ngân hàng nỗ lực đẩy vốn cho khu vực này. Như tại SHB có trên 10.000 khách hàng có dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tính đến 28/2/2014, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của SHB đạt 33.474 tỷ đồng, chiếm 44,54% tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống và tăng 1.397 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2013.

Dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn quốc tính đến 31/12/2013 của Vietinbank tăng 19,67% so với cuối năm 2012.

Tại Agribank, tính đến 31/12/2013, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế là 530.600 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn là 378.985 tỷ đồng, chiếm 71,42%.

 

… nhưng số lượng và chất lượng còn hạn chế

TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế phân tích, NHNN cho biết, đến cuối năm 2013, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn khoảng 700.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng tín dụng. Một nguồn số liệu khác của NHNN cho thấy, quy mô tín dụng cho nông lâm nghiệp và thuỷ sản tính đến cuối năm 2013 chỉ có 366.121 tỷ đồng, chiếm 10,5% trong tổng tín dụng xấp xỉ 3,5 triệu tỷ đồng, mặc dù tăng 22,9% so với cuối năm 2012. Có những chuyển biến tích cực, song xét về mặt quy mô, tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn vẫn còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, nông lâm thủy sản chiếm khoảng 20% GDP mà tín dụng chỉ chiếm 10%, như vậy, vốn cho nông nghiệp còn thấp.

Tắc ở đâu?

TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT LienVietPostBank cho biết, sản xuất nông nghiệp vẫn nhỏ lẻ, manh mún, dựa chủ yếu vào kinh nghiệm và giá cả có những biến động bất thường, nên tăng rủi ro cho người vay vốn và ngân hàng khó tính được dòng tiền. Do đó, cần có các biện pháp tăng hiệu quả của các dự án nghiên cứu phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng thực tế hơn. Đồng thời, hỗ trợ để người nông dân ứng dụng khoa học công nghệ nhiều hơn, giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Khi đó, người dân đảm bảo được nguồn thu từ nông nghiệp, ngân hàng cũng được hưởng lợi.

TS. Ánh nhận định, điểm tích so với trước kia là có vốn, chủ động được nguồn vốn, nhưng mô hình sản xuất liên kết 4 nhà, công nghệ cao vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, thí điểm, chưa trở thành mô hình chính thức nên hoạt động tín dụng cho những loại hình đang thí điểm có nhiều rủi ro. Rất có thể, khi thí điểm thì tốt, nhưng làm thực sự chưa chắc đã tốt. “Một vài DN sản xuất sữa thì được, nhưng 100 DN cùng sản xuất sữa công nghệ cao thì bán cho ai?”, TS. Ánh nói.

TS. Ánh nhấn mạnh, công nghệ cao có nhất thiết phải là mô hình sản xuất lớn, mới tăng được năng suất rồi tăng được giá trị hay không, vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát. Trong khi đó, các liên kết trong mô hình hiện khá lỏng lẻo. Chúng ta cần xác định rõ hướng theo mô hình này, chứ không phải là tín dụng bày ra mô hình sản xuất đó. Chuỗi liên kết phải rõ ràng, ai tham gia, ràng buộc, quyền lợi, nghĩa vụ như thế nào? Khi đó, tín dụng mới đi theo để lựa chọn tín dụng vào khâu nào trong chuỗi này.

“Điểm khó là liên kết chưa chắc chắn, hôm nay thế này và ngày mai có thể bị phá vỡ, chưa kể đến tín dụng là bước hỗ trợ nhưng phụ thuộc rất nhiều vào mô hình sản xuất, trong khi mô hình này vẫn chưa được rõ ràng”, TS. Ánh nói.

ThS. Phạm Xuân Hòe, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN cho biết, “các dòng sông cùng chảy” mới có thể giúp tín dụng tăng trưởng mạnh trở lại, cũng như bảo đảm chất lượng tín dụng. Toàn ngành ngân hàng đã vào cuộc, đưa mặt bằng lãi suất về mức thấp nhất có thể, mang lợi ích cho tổng thể nền kinh tế. Nhưng tổng cầu không tăng, quá trình cơ cấu lại DNNN, nhất là cổ phần hóa còn đang ỳ ạch, các chính sách hỗ trợ DN nhỏ vừa, hay việc quy hoạch cánh đồng mẫu lớn, liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất của người nông dân tăng hiệu quả sản xuất vẫn chỉ ở bước thai nghén.

“Ngành ngân hàng không tự mình tạo ra dòng chảy cho tín dụng. Cần có các giải pháp mang tính tổng thể từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương để tạo ra địa chỉ tin cậy cho đồng vốn tín dụng tăng lên, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế”, ông Hòe nhấn mạnh.

Hồng Dung
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 196

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 195


Hôm nayHôm nay : 27742

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1087002

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72769711