07:35 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Từ bỏ thói quen xấu

Thứ hai - 08/04/2013 23:17
Ước tính trung bình mỗi tháng, một xã ở vùng nông thôn TT- Huế thải ra ngoài môi trường gần 100 tấn rác thải, ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan cũng như môi trường sống của người dân. Từ thực trạng này, một số địa phương ở tỉnh này đã xây dựng cho mình đề án thu gom, xử lý rác thải đạt hiệu quả cao.

Xã Phú Dương, huyện Phú Vang có tất cả 9 thôn với gần 12 nghìn nhân khẩu. Toàn xã hiện có hàng trăm hộ kinh doanh cá thể, hầu hết các cơ sở đều lấy mặt bằng trong khu dân cư để sản xuất, kinh doanh, kéo theo đó là rác thải, nước thải, khí thải ra môi trường cũng gia tăng. Trung bình mỗi tháng trên địa bàn xã thải ra môi trường khoảng 100 tấn rác thải.


Người dân không còn vứt rác bừa bãi như trước nữa

Ông Trương Cứ, một hộ dân sống lâu năm ở Phú Dương, nhớ lại: “Những năm trước, do điều kiện bà con sống ven sông Phổ Lợi nên từ xưa đến nay, rác được vứt thẳng xuống sông. Vào mùa nắng cũng như mùa mưa, rác ứ đọng bốc mùi nồng nặc, trẻ nhỏ thì dễ mắc bệnh khi bà con vẫn cứ dùng nguồn nước sông để sinh hoạt. Giờ thì khác rồi, đường làng ngõ xóm đều sạch nhờ đội thu gom rác của xã hoạt động rất tích cực".

Với mục đích vì môi trường bền vững và đảm bảo sức khỏe cộng đồng, tháng 4/2012, UBND xã Phú Dương đã xây dựng đề án thu gom và xử lý rác thải tại địa phương, nhằm làm chuyển biến nhận thức của nhân dân, xây dựng thói quen, ý thức trách nhiệm đối với môi trường sống.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Dương, cho hay: “Ban đầu mô hình chỉ tiến hành thử nghiệm ở thôn Phò An, người dân hưởng ứng rất tích cực. Đến nay, đề án đã được triển khai thành 4 tổ/9 thôn trong toàn xã, mỗi tổ có 5 người điều hành. Tổ tự quản thu gom rác thải của xã hoạt động tại 4 thôn, gồm các trưởng thôn, cán bộ y tế, hội viên phụ nữ làm công tác tuyên truyền, giám sát và 5 người trực tiếp đi thu gom rác thải đều là hội viên nông dân”.

Bên cạnh đó, phía Cty Môi trường và Công trình đô thị Huế cũng trang bị gần 20 xe đẩy, giúp các tổ có phương tiện vận chuyển rác dễ dàng hơn. Cứ cách 4 ngày, các hộ dân đưa rác ra tập kết ở đầu ngõ, tổ thu gom rác sẽ đến lấy và vận chuyển về xử lý rác tại bãi rác của tỉnh. Một trong những thành công của đề án là mỗi hộ dân đã tự giác tham gia đóng góp lệ phí vệ sinh 15.000 đồng mỗi tháng.

 

"Thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng phấn đấu triển khai nhân rộng mô hình ở 9 thôn trên địa bàn xã. Tuy nhiên, có một thực tế là do kinh phí không đủ nên mỗi tháng UBND xã phải bù lỗ từ 500 nghìn đến 2 triệu đồng cho mỗi tổ thu gom, vì thế đề nghị cấp trên có chính sách hỗ trợ cho địa phương làm tốt công tác này", ông Phan Văn Hải cho biết thêm.

Ý thức chấp hành các quy định về vệ sinh môi trường của người dân đã có chuyển biến tích cực. Từ chỗ vứt rác, đổ rác tùy tiện ra đường làng, ngõ xóm thì nay mọi người đã đổ rác vào thùng, tập kết rác đúng giờ theo quy định. Đặc biệt, có các bể đặt tại những khu vực thuận tiện nhất trong thôn nên việc thu gom đã đi vào nề nếp, các đội thu gom rác nhờ thế cũng đỡ vất vả hơn trước, hiệu quả công việc lại tốt hơn.

Bà Nguyễn Thị Lý, một người dân ở đây, cho biết: “Từ khi trên xã phát động chương trình thu gom rác thải, giữ gìn vệ sinh thôn xóm để xây dựng NTM, bà con ở đây rất hưởng ứng, mỗi tháng tiết kiệm vài chục nghìn đóng phí không là bao nhiêu nhưng bù lại đường làng ngõ xóm được sạch sẽ, không sợ bệnh dịch đe dọa”.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất ở đây chính là nguồn kinh phí còn quá hạn hẹp. Được biết theo quy định, mỗi hộ gia đình chỉ đóng từ 7.000 - 10.000 đồng mỗi tháng tiền thu gom rác thải. Do không đủ kinh phí nên phía UBND xã đã vận động bà con tự nguyện đóng 15.000 đồng mỗi tháng, cao hơn so với các nơi khác.

Theo NNVN
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 151

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 147


Hôm nayHôm nay : 39945

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1152987

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72835696