12:02 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xuất khẩu tôm: Tiếp tục đối mặt với nhiều “sóng gió” trong năm 2013

Thứ sáu - 14/12/2012 22:36
Với nhiều khó khăn ở trong nước và nhu cầu tiêu thụ thấp tại các thị trường nước ngoài, xuất khẩu tôm Việt Nam cuối năm nay khó có thể bứt phá. Thậm chí, còn tiếp tục phải đối diện với nhiều “sóng gió” trong năm 2013.

Xuất khẩu tôm: Tiếp tục đối mặt với nhiều “sóng gió” trong năm 2013

 

 

Khó tại nhiều thị trường
Số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, từ đầu năm đến giữa tháng 11/2012, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt hơn 1,95 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong nhóm 10 thị trường nhập khẩu chính của tôm Việt Nam, thị trường Mỹ giảm 16,1%, EU giảm 25,2%, Canada giảm 13,8%, Thụy Sỹ giảm 13,8% và ASEAN giảm 21,5%.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, xuất khẩu tôm Việt Nam khó có thể bứt phá vào cuối năm nay do có nhiều khó khăn ở trong nước, cũng như nhu cầu tiêu thụ thấp tại nhiều thị trường trên thế giới, đặc biệt là ở những thị trường nhập khẩu chính.
Tại thị trường Mỹ, thống kê của Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NKFS) cho thấy, nhập khẩu tôm các loại vào Mỹ 9 tháng đầu năm 2012 chỉ đạt 381.425 tấn, giảm 5,7% so với 404.294 tấn của cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhập khẩu từ Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc lần lượt giảm 32,1%, 34,5% và 35,2%. Trong thời gian tới, theo nhiều nguồn tin từ Mỹ, nhu cầu tiêu thụ tôm tại thị trường này vẫn ở mức thấp bởi lượng dự trữ tôm của nước này còn nhiều.
Bên cạnh đó, mới đây, tôm Ấn Độ xuất khẩu sang Nhật Bản cũng phải khốn đốn với Ethoxyquin nên dường như Ấn Độ đang nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ. Hiện, Ấn Độ đã có kiến nghị lên Ủy banvề các Biện pháp vệ sinhan toàn thực phẩmvà kiểm dịch động thực vật(SPS) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)nhưng chưa có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Chính vì thế, Mỹ vẫn sẽ là thị trường quan trọng của tôm nước này. Do đó, chắc chắn tôm Việt Nam sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh lớn về giá cả với tôm Ấn Độ trên thị trường Mỹ.
Còn tại thị trường Nhật Bản, do vướng phải dư lượng Ethoxyquin nên xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật cho đến tháng 11/2012 mặc dù tăng trưởng nhưng mức tăng chỉ đạt 6,3%, giảm nhiều so với mức tăng trung bình trên 20%/tháng trong các tháng đầu năm nay.
Vấn đề Ethoxyquin đã khiến cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam có tâm lý e ngại khi xuất khẩu sang thị trường này. Bên cạnh đó, quy định kiểm tra Ethoxyquin không những khiến con tôm Việt Nam rơi vào tình trạng bị ép giá tại thị trường Nhật, mà còn xảy ra tại nhiều thị trường khác.
Thách thức trong năm 2013
Tại Hội nghị: “Tổng kết công tác phòng chống dịch bệnh tôm năm 2012 và Triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2013” được tổ chức tại Bến Tre ngày 12/12/2012, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định: “Chúng ta đã trải qua một năm đầy khó khăn đối với con tôm”.
Cũng tại Hội nghị, nhiều nhà chuyên môn và doanh nghiệp nhận định, thách thức lớn nhất đối với ngành tôm Việt Nam trong năm 2013 chính là vấn đề về Ethoxyquin vẫn chưa được giải quyết tại thị trường Nhật Bản.
Ông Lê Văn Quang - Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Cà Mau) cho biết: Nếu vấn đề Ethoxyquin không sớm được giải quyết, giá tôm trong năm 2013 sẽ tiếp tục giảm từ 30.000 – 50.000 đồng/kg, chứ không phải chỉ giảm như  mức hiện nay.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: “Chính phủ đang nỗ lực hết sức để tháo gỡ những khó khăn về vấn đề thị trường, đặc biệt về vấn đề Ethoxyquin. Tuy nhiên, chúng ta nên đấu tranh trên tinh thần để bán được nhiều hơn chứ không phải đấu tranh để mất thị trường”.
Hiện, Bộ NN&PTNT đang tích cực đàm phám với phía Nhật Bản để yêu cầu thị trường này xem xét lại vấn đề cảnh báo chất Ethoxyquin. Tuy nhiên, bên cạnh đó, doanh nghiệp và hộ sản xuất trong nước cũng cần áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế đến mức thấp nhất dư lượng Ethoxyquin có trong tôm nguyên liệu, chẳng hạn, cho tôm ăn thức ăn không chứa chất Ethoxyquin trước khi thu hoạch một thời gian.
Bên cạnh vướng mắc về Ethoxyquin chưa được giải quyết thì trong năm tới ngành tôm Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức khác như dịch bệnh, vấn đề vay vốn sản xuất gặp khó...
Sao Mai
Nguồn:baocongthuong.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 75


Hôm nayHôm nay : 16819

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 16862

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73063833