07:35 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải pháp phát triển bền vững: Chăn nuôi kết hợp sử dụng hầm biogas

Thứ ba - 30/12/2014 03:51
Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung, huyện Triệu Phong nói riêng phát triển khá mạnh mẽ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân vùng nông thôn. Tuy nhiên, chất thải chăn nuôi đang là vấn đề nan giải, ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe của nhiều hộ dân trong vùng. Giải pháp để khắc phục tình trạng này là sử dụng hầm biogas.
 

Hầm ủ khí sinh học (biogas) giúp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của chất thải chăn nuôi đối với môi trường và sức khỏe con người, không những thế mô hình còn đem lại hiệu quả thiết thực về kinh tế cho các hộ gia đình.

Trong khuôn khổ dự án khuyến khích các mô hình bảo vệ môi trường tại huyện Triệu Phong do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Triệu Phong đã phối hợp với Chương trình phát triển vùng huyện tiến hành xây dựng mô hình khí sinh học và chuyển giao kỹ thuật vận hành, sử dụng hầm biogas tới các hộ dân trên địa bàn.

Trong năm, huyện đã xây dựng 160 hầm ủ khí sinh học tại 4 xã vùng dự án (Triệu Trạch 50 hầm, Triệu Sơn 35 hầm, Triệu Tài 44 hầm và Triệu Thượng 31 hầm). Trong quá trình thực hiện dự án, việc chọn hộ hưởng lợi được thực hiện công khai, dân chủ. Kinh phí xây dựng một mô hình biogas là 8,8 triệu đồng. Để nâng cao tinh thần và trách nhiệm của người hưởng lợi, mô hình đã huy động sự đóng góp của người dân. Theo đó, hộ nghèo đóng góp 10%, cận nghèo 20%, các hộ khác 30% giá trị công trình. Người hưởng lợi chủ động và tham gia tích cực trong suốt quá trình xây dựng, từ khâu chuẩn bị vật liệu, giám sát thi công cho đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao. 

Thực tế cho thấy, công trình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái nông thôn. Với sự hỗ trợ của dự án, các mô hình điểm được xây dựng cho người dân tham khảo, nên hầu hết các hộ nuôi lợn có quy mô từ 8-10 con trở lên đều có cơ hội tiếp cận và làm theo. Chị Nguyễn Thị Thảo (thôn Vân Tường, xã Triệu Trạch), một trong những hộ được hỗ trợ từ dự án, cho biết: “Có được bếp biogas đảm bảo chất lượng như thế này, tôi không phải mất công đi kiếm củi, chặt cây, tiết kiệm được chi phí mua củi khoảng 200.000-300.000 đồng/tháng, sử dụng được lâu dài. Ngoài ra, nó còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường”.

Chị Nguyễn Thị Nhàn (thôn An Hưng, xã Triệu Tài) cho hay: “Nhờ sử dụng hầm ủ biogas, gia đình tôi đã khắc phục được mùi hôi của phân lợn, chuồng trại sạch sẽ, đàn lợn của gia đình cũng ít nhiễm bệnh, chăn nuôi thực sự an toàn, hiệu quả. Nhờ vậy mà những người hàng xóm cũng không còn phàn nàn về chuyện này nữa”.

Trên cơ sở kết quả đã đạt được của mô hình, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Triệu Phong phối hợp cùng với các địa phương tích cực tuyên truyền, vận động các hộ sử dụng công trình này.

Bà Nguyễn Thị Lộc, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Triệu Phong, cho biết: “Thông qua các chương trình khuyến nông - khuyến ngư kết hợp với đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, người dân đã mạnh dạn đăng ký tham gia thực hiện mô hình. Những nỗ lực của chúng tôi đã góp phần giúp thay đổi nhận thức, nâng cao năng lực cho người dân địa phương, cải thiện môi trường nông thôn, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới”.

Công nghệ khí sinh học biogas là một trong những giải pháp nhằm quản lý bền vững nguồn chất thải chăn nuôi. Việc phát triển chăn nuôi gắn kết với xây dựng hầm biogas ở các vùng nông thôn đang là giải pháp đa tiện ích, không chỉ đem lại lợi ích trước mắt, mà còn góp phần cho ngành chăn nuôi phát triển lâu dài, bền vững.

Phan Việt Toàn
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 193

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 192


Hôm nayHôm nay : 35685

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 942176

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72624885