14:44 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hạn chế hiện tượng tôm ăn kém khi thời tiết thay đổi

Thứ tư - 17/12/2014 21:04
Thời tiết thất thường ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tôm nuôi; ăn bất thường là một biểu hiện điển hình. Hiểu ảnh hưởng của thời tiết đến sức ăn của tôm và quản lý được những thay đổi đó, là yếu tố quan trọng để có vụ nuôi hiệu quả.

Nhiệt độ và hàm lượng ôxy hòa tan là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sức ăn của tôm. Nghiêm trọng hơn, khi thời tiết bất thường, như mưa bão, làm cho các yếu tố môi trường biến đổi nhanh chóng, như độ mặn, pH giảm, hàm lượng khí độc, tiếng ồn tăng, tôm không thích ứng kịp, gây stress, yếu, giảm ăn.

 

Tập tính ăn của tôm

Tôm giảm ăn khi hàm lượng ôxy hòa tan thấp hơn 4 mg/l và không ăn khi hàm lượng ôxy hòa tan thấp hơn 2 mg/l. Nhiệt độ thích hợp cho tôm ăn là 28 - 300C. Khi nhiệt độ cao hơn 330C và thấp hơn 250C thì khả năng bắt mồi của tôm giảm 20 - 30 %. Khả năng bắt mồi, tiêu hóa của tôm giảm khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Tôm có khả năng điều chỉnh cơ thể khi nhiệt độ giảm từ từ. Thường ở 180C tôm vẫn bắt mồi bình thường trong mùa lạnh, khi nhiệt độ giảm từ từ hoặc là nhiệt độ hằng ngày trong mùa lạnh; tuy nhiên lượng thức ăn chỉ 10 - 20 % so với nhu cầu bình thường. Với trường hợp giảm đột ngột thì không được áp dụng; ví dụ khi nhiệt độ giảm đột ngột từ 24 - 260C xuống 180C, tôm sẽ ngừng ăn hoàn toàn. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, tôm sẽ ăn nhanh hơn và bài tiết nhanh hơn so với nhiệt độ thấp; tuy nhiên khi vượt ngưỡng 350C, tôm bỏ ăn. Ngoài ra pH, độ mặn thích hợp cũng thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn và hàm lượng khí độc ức chế hoạt động của tôm làm tôm giảm ăn.

Kiểm tra sàng ăn để có biện pháp xử lý kịp thời - Ảnh: Máy Cày

 

Khắc phục

Nên để ao có độ sâu thích hợp (1,2 - 1,4 m), hạn chế hiện tượng nhiệt độ thay đổi nhanh, dao động trong ngày lớn.

Khi trời mưa lớn cần bố trí quạt nước với công suất phù hợp số lượng tôm nuôi. Thường một mã lực sẽ cung cấp ôxy cho khoảng 400 con tôm. Máy có công suất 1 KW bằng 36 mã lực; vì vậy cần tính toán công suất máy quạt nước đảm bảo cung cấp đủ ôxy.

Người nuôi cần bón khoáng, vôi, muối ăn vào ao nuôi để duy trì hàm lượng khoáng, ổn định độ kiềm, duy trì pH, độ mặn thích hợp hoặc đắp bờ cao hoặc làm cống tiêu nước để nước mưa không chảy xuống ao. Muối ăn nên đặt vào bao thức ăn và treo cách đáy ao 10 cm. Vôi được rải quanh bờ ao để duy trì pH suốt mùa mưa.

Quản lý tốt mật độ tảo trong ao, tránh khi thay đổi thời tiết tảo tàn, tiêu thụ ôxy nhiều. 

>> Khi thời tiết thay đổi, không những sức ăn của tôm giảm mà sức khỏe của tôm cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để chủ động phòng ngừa rủi ro do thiên tai, thời tiết, hiện nay nhiều khu nuôi tôm công nghệ cao ở Thái Lan, Việt Nam chọn phương pháp nuôi tôm trong nhà, nhà bạt.

Nguyễn Nhung 
Thủy sản Việt Nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 439

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 436


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1533234

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74580205