Vào thời điểm này, các địa phương đang “chạy nước rút” chuẩn bị xuống giống rau, củ, quả công nghệ cao trên cát và bãi bồi, ven sông vụ thu đông 2014. Sau 2 vụ sản xuất thành công, năm nay, diện tích được mở rộng gần 200 ha. Diện tích sản xuất vụ này đã tăng 10 lần so với giai đoạn đầu, đòi hỏi các nhà chuyên môn, nhà đầu tư phải căn cơ một cách chuẩn xác quy trình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm...
Sáng 28/7, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc làm trưởng đoàn bắt đầu chuyến thăm, làm việc tại Hà Tĩnh. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn tiếp, làm việc với đoàn.
Hà Tĩnh là địa phương được ví như “chảo lửa, túi mưa”, vùng sa mạc trắng bạc của xã Thạch Văn (huyện Thạch Hà) nhiều năm nay gần như bỏ hoang, không cây gì sống được. Nhưng sau hơn 1 năm triển khai dự án “Xây dựng mô hình rau, củ, quả trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển”, một hướng làm ăn mới cho người dân nghèo ven biển được mở ra.
Chiều 15/7, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng sản xuất rau, củ, quả trên đất cát ven biển tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.
Sáng ngày 11/7, tại xã Hương Trạch (Hương Khê), Sở KH&CN phối hợp với UBND huyện Hương Khê tổ chức tập huấn kiến thức về chỉ dẫn địa lý và quản lý chỉ dẫn địa lý bưởi Phúc Trạch.
Được Xí nghiệp chè 12/9 bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè búp tươi, bà con nông dân Kỳ Trung tin tưởng, phấn khởi tiếp tục đầu tư trồng chè nguyên liệu.
Được bồi đắp phù sa từ con sông Ngàn Sâu, Phúc Trạch nổi tiếng với những mảnh vườn tốt tươi, trù phú có nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao. Người Hương Khê tự hào lắm về giống bưởi Phúc Trạch vẫn được biết đến là ngon nhất, ngọt nhất, đậm đà nhất khi được trồng trên “đất tổ” của bưởi – xã Phúc Trạch.
Trên những diện tích đất của Dự án trồng rau, củ, quả trên cát của Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh và các địa phương tham gia dự án không trồng được các loại rau, củ, quả theo cơ cấu do thời tiết nắng nóng. Người dân đã tiến hành gieo trỉa các loại cây trồng như: lạc, dưa hấu, ngô và một số cây rau màu chịu nhiệt khác và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam) và Vương quốc Thái Lan về phát triển đàn bò thịt chất lượng cao Charolais, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã triển khai xây dựng mô hình giống bò thịt Charolais. Đến nay, sau hơn 1 năm thực hiện, mô hình cho hiệu quả bước đầu khả quan.
Những đợt nắng nóng liên tục kéo dài hơn một tháng qua trên địa bàn Hà Tĩnh khiến cho nhiều loại rau màu “kiệt sức” và trở thành “của hiếm” trên thị trường. Tuy nhiên, tại những vùng cát hoang hóa bạc màu ven biển – nơi nhiệt độ lên đến 450C vẫn ngút ngát màu xanh mơn mởn của các loại rau màu. Nơi đây như chưa hề biết đến nắng hạn!.
Chiều 13/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đi kiểm tra các mô hình nuôi tôm tại huyện Thạch Hà và làm việc với các sở, ngành liên quan về những tồn tại, vướng mắc trong quy hoạch phát triển nuôi tôm trên cát tại xã Thạch Trị (Thạch Hà).
Sáng 9/5, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh, Sở NN&PTNT, Sở Công thương và một số doanh nghiệp về các dự án nông nghiệp và thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn cùng dự.
Mô hình “Sản xuất thử bò thịt chất lượng cao Charolaise” được triển khai tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh bước đầu cho kết quả khả quan. Đây là tín hiệu vui để tỉnh tiếp tục nhân rộng và phát triển đàn bò thịt chất lượng cao theo hướng sản xuất hàng hóa.
Nhằm “đánh thức” tiềm năng và phát huy lợi thế tại các vùng ven biển, Hà Tĩnh đã phê duyệt Quy hoạch nuôi tôm trên cát giai đoạn 2012 – 2120 và tầm nhìn 2030. Tuy nhiên, phát triển nuôi tôm cát hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc đang cần được sự quan tâm tháo gỡ.
Đã một thời cơn sốt nuôi hươu lấy lộc chùng xuống vì giá cả, dịch bệnh và nhiều yếu tố khác khiến người nuôi hươu ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) gần như phải khuynh gia bại sản. Thế nhưng vài năm trở lại đây, người nuôi hươu đã có được niềm tin trở lại khi giá trị nhung hươu đang lên. Những đàn hươu lại được nuôi, lộc nhung hươu lại được cắt và niềm vui no ấm đang dần lan tỏa khắp các địa phương này. Mùa cắt lộc lại về, rộn ràng no ấm cả núi rừng Hương Sơn.
Mùa xuân, khi trăm hoa đua nở, trăm cây đơm chồi nẩy lộc là mùa đàn hươu vàng Hương Sơn dâng đời những cặp nhung non hồng tươi, mơn mởn. Đi khắp miền Hương Sơn vào mùa lộc nhung đều gặp những nét mặt tươi vui của người nuôi hươu.
Chiều tối 1/3, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự đã đi kiểm tra tình hình sản xuất rau, củ, quả trên đất hoang hóa tại vùng sản xuất của Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, Công ty TNHH MTV quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh và xã Thạch Văn (Thạch Hà).
Sáng 27/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn và Phó giám đốc Sở NN&PTNT Lê Đức Nhân chủ trì hội nghị triển khai đề án nuôi trồng thủy sản năm 2014.
Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hương Sơn cho biết, năm 2014, toàn huyện sẽ thu hoạch từ 8,3 - 8,5 tấn lộc nhung hươu, ước tính thu nhập đạt trên 110 tỷ đồng. Chăn nuôi hươu sao đã góp phần giúp hàng ngàn hộ dân của huyện xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng
Chiều 11/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đã đi kiểm tra tiến độ sản xuất rau, củ, quả trên đất cát bạc màu ven biển tại một số địa phương và doanh nghiệp.