12:11 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông nghiệp vẫn là “mảnh đất vàng”

Thứ sáu - 29/08/2014 05:02
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát từng tâm tư: Việt Nam không thể nói mãi với thế giới rằng, nông nghiệp Việt Nam tuy nhỏ nhưng đẹp. Cách đây 30 năm nền nông nghiệp sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước nhưng ngày nay, nền nông nghiệp đã sản xuất hàng hóa định hướng xuất khẩu và hội nhập mạnh mẽ với thị trường thế giới.
 
 
 
Làm nông bằng trí
 
Việt Nam tiếp tục đàm phán các hiệp định tự do hóa thương mại. Nền nông nghiệp cùng với các ngành khác trong nền kinh tế phải cạnh tranh quyết liệt với hàng hóa nhập khẩu ngay tại thị trường trong nước để tồn tại.Ở khía cạnh xuất khẩu, đang xuất hiện những dấu hiệu khó khăn, bệ đỡ nền kinh tế đang đối mặt khó khăn. Đó là người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn, hàng nông sản bắt buộc phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chất lượng mới có cửa lưu thông.  
 
Một số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy, giá nông sản năm 2013 giảm 7,2%, và năm 2014 này cũng khó tăng. Rõ ràng, là nước xuất khẩu hàng nông sản rất lớn, nhiều mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam đã bị ảnh hưởng. 8 tháng đầu năm, nền nông nghiệp Việt chứng kiến sự khó khăn của xuất khẩu gạo, xuất khẩu cao su, xuất khẩu điều… Các mặt hàng thế mạnh một thời nay đều đối diện với tình thế rất khó khăn.
 
Rõ ràng việc tái cơ cấu toàn ngành nông nghiệp là một giải pháp thay đổi cục diện. Tái cơ cấu nông nghiệp không phải là điều chỉnh nhỏ mà nó là một cuộc cách mạng, một sự chuyển đổi sang giai đoạn mới mà trước tiên là đổi mới trong nhận thức và cơ chế chính sách. Đó là sự đột phá giải pháp về mặt kỹ thuật, đất đa, thương mại và lao động. Những phương thức sản xuất cũ như quy mô nhỏ bé, sản xuất manh mún, thiếu tính liên kết nên sớm thay thế. GS.TS Nguyễn Tuấn Anh, Chủ nhiệm chương trình Nông thôn mới, cho rằng phải xây dựng một chiến lược phát triển khoa học công nghệ cho nông nghiệp và nông thôn, để từ nay đến năm 2020, các thành tựu khoa học công nghệ sẽ đóng góp 40-50% GDP nông nghiệp, trong đó sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chiếm 30% giá trị sản xuất của các sản phẩm chủ yếu”. 
 
 
GS. Võ Tòng Xuân
 
Nước ta đã hòa bình, thống nhất 38 năm. Tới nay, xuống nông thôn, tại hầu hết các cánh đồng đều thấy bà con nông dân thu hoạch sản phẩm là đều muốn bán ngay. Vì không có tiền, họ bán sản phẩm để trả nợ vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu... đã mua tại các đại lý, nếu không có thể bị phạt lãi. Chứng tỏ sau 38 năm, nông dân chưa dành dụm được, vì lợi tức từ làm ruộng không được bao nhiêu, bất kể ở miền Nam, miền Trung hay miền Bắc.
 
Để tháo gỡ, cần bắt đầu từ khâu quy hoạch. Lỗi lớn nhất của công tác quy hoạch ở nước ta là theo ý chí, không theo khoa học và thực tiễn thị trường. Với trồng lúa, cần có quy hoạch cụ thể chỗ nào trồng giống gì. Hơn nữa, cần có sự hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Làm theo kiểu liên kết "4 nhà” (nông dân, nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học) thì nông dân yên tâm hơn. Bởi vì, doanh nghiệp sẽ đặt hàng nông dân sản xuất nguyên liệu cho họ. Nhưng muốn liên kết sản xuất tốt, nông dân phải được đào tạo để có tay nghề. Ví dụ, trồng lúa là trồng giống chất lượng cao nhất mà giá thành rẻ nhất, để có nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến ra sản phẩm tốt. Từ đó, đăng ký thương hiệu rồi bán với giá cao, tiền lời đó sẽ có phần cho nông dân hưởng.
(GS. Võ Tòng Xuân)
 
Đặt hàng nông dân sản xuất
 
Ông Trần Vũ Hoài, Phó chủ tịch đối ngoại Công ty Unilever Việt Nam cho biết, nông dân nhiều vùng trồng chè và các chủ nhà máy chế biến chè đã được đào tạo về canh tác nông nghiệp bền vững để đạt các chứng nhận quốc tế. Mỗi năm, Công ty này mua 30.000-35.000 tấn chè đạt chứng nhận quốc tế (Rainforest Alliance) để xuất khẩu. Thương hiệu chè "made in Vietnam” có tiếng vang giống như thương hiệu cà phê "made in Vietnam” khi xuất khẩu ra thế giới.
 
Việc mất cân đối giữa sản xuất tự phát, sản xuất theo phong trào thiếu chất lượng với sản xuất đặt hàng đang được cố gắng cải thiện trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Hiện nay nhiều tỉnh như Nghệ An, Thái Nguyên có tham gia vào sản xuất đặt hàng nhưng nhỏ. Trong khi đó, mới chỉ có số ít các tỉnh vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu long có mô hình sản xuất chăn nuôi hướng theo quy mô lớn, sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp đặt ra.
 
Như vậy  muốn làm giàu từ nông nghiệp thì phải có sự thay đổi về cơ cấu của ngành, cũng như có sự thay đổi về cấu trúc nông thôn, thay đổi trình độ sản xuất để đảm bảo nông dân có thể sản xuất hàng hóa và kết nối được với thị trường. Cụ thể, cần đẩy nhanh từ nông nghiệp tự cung tự cấp sang các hoạt động tạo giá trị gia tăng cao hơn. Nếu chỉ đơn thuần là sản xuất quy mô nhỏ, việc tiếp cận tín dụng, đất đai khó khăn hơn. Nếu chỉ dừng lại ở sản xuất hộ gia đình, người nông dân dễ bị thương lái ép giá và không làm chủ được sản phẩm của mình, kể cả về giá cả lẫn thương hiệu.
 
Trên thực tế, việc sản xuất ồ ạt không theo quy hoạch khiến cho người thu nhập của nông dân đang ngày càng giảm đi, đồng nghĩa với việc họ phải "nai lưng” ra làm việc . 
 
Trong một cuộc hội thảo vào hồi đầu tháng 4, đại diện tỉnh Lâm Đồng, nơi nhiều người dân nơi đây sản xuất nông nghiệp theo đơn đặt hàng cho biết, doanh nghiệp giàu nhất là doanh nghiệp làm nông nghiệp. Nghe có vẻ khó tin, song đây là thực tế, bởi tỉnh có tới hàng chục ngàn héc-ta đất nông nghiệp có doanh thu 100 triệu - 1 tỷ đồng/ha/năm. Đặc biệt, trong số đó, có 1.000 ha có doanh thu 1 - 2,5 tỷ đồng/ha/năm.  
 
Đầu tư nông nghiệp đang là xu hướng của thế giới. Nếu như cơ quan quản lý quyết tâm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành công thì việc cần làm đầu tiên trong nông nghiệp được nhìn nhận là hướng dẫn người dân  thay đổi quy trình, kỹ thuật sản xuất, đồng thời kết nối được doanh nghiệp và nông dân. Tức là để cho nông dân sản xuất theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp khi đi xúc tiến thương mại sẽ biết yêu cầu cụ thể của thị trường. Từ đó phản ánh lại với người nông dân, giúp họ nắm bắt kịp thời, chính xác hơn thị trường. Cơ quan quản lý gỡ vướng mắc của thực tế sản xuất,  xây dựng, sửa đổi và áp dụng các chính sách quản lý phù hợp.
 
Giải quyết bài toán vốn
 
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước, Bộ NNPTNT và Bộ KHCN đã khảo sát và lựa chọn 20 mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân, như mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị của sản phẩm, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao… để thí điểm chương trình cho vay đặc biệt đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong nông nghiệp như lúa gạo, thủy sản, chăn nuôi, sản xuất rau màu… Dự kiến khoảng 2 năm sau khi kết thúc chương trình thí điểm, NHNN sẽ tổng kết và xem xét để hoàn thiện chính sách và nhân rộng trên phạm vi cả nước.
 
Bên cạnh đất đai, cơ sở hạ tầng là vướng mắc lớn nhất của các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao hiện nay. TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chiến lược nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng cần có hỗ trợ về vốn. Để thu hút doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao phải có những đột phá dẫn dòng vốn nông nghiệp. 
 
Phía NHNN cho biết chương trình thí điểm này có những đặc điểm như cho vay trực tiếp đối với doanh nghiệp để hỗ trợ các hộ nông dân, chẳng hạn cho vay doanh nghiệp để mua giống, vật tư nông nghiệp để tạm ứng cho nông dân sản xuất. Việc cho vay này sẽ tập trung và liên kết theo hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông dân từ đó kiểm soát chặt chẽ dòng tiền trong chuỗi liên kết. 
 
Nếu trước đây, nông nghiệp đưa Việt Nam từ chỗ thiếu đói trở thành một nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, thì trong bối cảnh hiện nay, cuộc cách mạng nông nghiệp đang cần nhân tố mới để tăng tốc.
 
Cuối tháng 6 vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị "Đối thoại cấp cao Việt Nam - Nhật Bản về hợp tác nông nghiệp Việt Nam lần thứ nhất”. Hội nghị do Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát và Bộ trưởng Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản Hayashi Yoshimasa chủ trì.
 
Tại đây, Bộ trưởng Hayashi Yoshimasa cho rằng: Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng về phát triển nông nghiệp như: nguồn nhân lực trẻ, tài nguyên về đất đai, điều kiện khí hậu. Nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản đã và đang đầu tư hiệu quả tại Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp. Còn Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: Với gần 70% dân số Việt Nam làm nông nghiệp, nhiều tiềm năng về đất đai, nguồn nhân lực, điều kiện khí hậu, điều kiện tự nhiên phù hợp cho phát triển nông nghiệp, nông nghiệp Việt Nam đóng vai trò là trụ cột của nền kinh tế tế đất nước. Vì vậy, hợp tác phát triển với Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
 
Hai bên đã thống nhất sự hợp tác sẽ tập trung vào hợp tác khoa học kỹ thuật, ứng dụng những công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, công nghệ sinh học, chế biến và bảo quản sau thu hoạch, hợp tác để nâng cao chuỗi giá trị sản xuất lương thực và thực phẩm từ khâu sản xuất đến thu hoạch, chế biến, bảo quản lưu thông phân phối sản phẩm.
Đoàn Thúy Hằng
Nguồn daidoanket.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 199

Máy chủ tìm kiếm : 33

Khách viếng thăm : 166


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 614417

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70841732