11:18 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng nông thôn mới, 9 địa phương chưa ban hành đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Thứ tư - 25/05/2016 10:46
Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đã nói như vậy tại Phiên họp thứ 48, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi trình bày báo cáo giám sát Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010-2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sáng 25.5.
Ông Nguyễn Văn Giàu phát biểu tại phiên họp sáng 25.5 (Ảnh: Q.H)

Ông Nguyễn Văn Giàu phát biểu tại phiên họp sáng 25.5 (Ảnh: Q.H)

Báo cáo giám sát do Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Nguyễn Văn Giàu trình bày nêu rõ: Đến ngày 31.12.2015, cả nước có 1.526 xã chiếm 17,1% tổng số xã đạt tiêu chí nông thôn mới và đến tháng 3.2016, có 1.761 xã chiếm 19,7% đạt tiêu chí nông thôn mới.
Về nguồn vốn thực hiện Chương trình, trong 5 năm, cả nước đã huy động khoảng 851.380 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước bao gồm các chương trình, dự án khác là 266.785 tỷ đồng chiếm 31,34%, vốn tín dụng là 434.950 tỷ đồng chiếm 51%, huy động từ doanh nghiệp là 42.198 tỷ đồng chiếm 4,9%, người dân đóng góp là 107.447 tỷ đồng chiếm 12,62%.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cũng chỉ ra những tồn tại của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Đó là ngân sách Nhà nước và nguồn lực xã hội huy động cho Chương trình còn thấp nhiều so với thực tế. Một số địa phương có biểu hiện chạy theo thành tích nên huy động quá sức dân, nợ đọng xây dựng cơ bản không có khả năng thanh toán để lại hậu quả lớn và ảnh hưởng đến chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước. Theo Báo cáo của Chính phủ, số nợ đọng của 35/41 tỉnh, thành phố khoảng 8.600 tỷ đồng.
“Kết quả xây dựng nông thôn mới không đồng đều. Số xã đạt tiêu chí nông thôn mới ở Đông Nam Bộ là 46,4%, Đồng bằng Sông Hồng là 42,8%, miền núi phía Bắc chỉ đạt khoảng 8,2%, Tây Nguyên đạt 13,2%, Đồng bằng sông Cửu Long đạt 16,7%” – ông Nguyễn Văn Giàu nói.
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được phê duyệt từ ngày 10.6.2013 triển khai đến các cấp quá chậm, thậm chí đến nay còn 9 địa phương chưa ban hành đề án, kế hoạch tái cơ cấu trên địa bàn là Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang.
Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, chủ trương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp là hết sức đúng đắn và cần đi sâu hơn trong vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp, mở rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đề nghị đoàn giám sát nghiên cứu lí do tại sao hợp tác xã kiểu cũ không thể chuyển sang mô hình hợp tác xã kiểu mới được, có phải vì do nợ đọng cũ tồn đọng mãi, mặc dù đã mấy được lần xử lý nhưng vẫn còn tồn tại.
“Đề nghị Quốc hội ban hành nghị quyết cho phép Chính phủ nghiên cứu xóa số nợ đọng này. Chúng tôi chưa thống kê cụ thể như số nợ nhỏ thôi, bởi về pháp lý nếu không giải thể được thì thành yếu kém” – Phó Thủ tướng nói.
Đi thẳng vào một số vấn đề cần tập trung phân tích để thực hiện chủ trương này được tốt hơn trong thời gian tới, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho rằng, vừa rồi có một phong trào khá lớn là các doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam lại đầu tư ra nước ngoài.
“Doanh nghiệp, nhà đầu tư báo cáo lại là quá trình đầu tư rất hiệu quả, đầu tư sang nhiều nước như Mỹ, Úc, Nga, Lào, ví dụ như đầu tư sang Nga hay Mỹ sau 5-6 năm đã thu hồi vốn. Do đó, trong báo cáo này cũng cần phân tích lại chính sách của ta và bạn có gì khác nhau để tính lại tác động chính sách” – Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng nói.
Còn theo Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Nguyễn Đức Hiền, ông đặc biệt quan tâm đến đào tạo nguồn lao động ở nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. “Ví như chất lượng lao động của ngư dân chẳng hạn, làm sao ngư dân phải được đào tạo từ trung cấp, cao đẳng rồi đại học, đặc biệt là đào tạo về nghề cá, nếu không thì không đáp ứng nhu cầu phát triển nông thôn và phát triển nghề biển” - ông Hiền nói.
Phát biểu kết thúc nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị đoàn giám sát tiếp thu các ý kiến góp ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, đặc biệt là chuẩn bị tốt một nghị quyết về vấn đề này, trong đó chỉ rõ những giải pháp khắc phục những tồn tại, đồng thời tiếp tục hoàn chỉnh báo cáo để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào tháng 9 tới, sau đó sẽ trình Quốc hội khóa 14 vào kỳ họp thứ 2 để tiến hành giám sát tối cao.
Theo Xuân Hải/laodong.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 174

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 173


Hôm nayHôm nay : 49009

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1162051

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72844760