Ba năm thực hiện tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, không ít bất cập đã bộc lộ, không ít lúng túng trong triển khai. Do đó, tại hội nghị về “Tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp”, do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 25-8, nhiều nội dung, nhiệm vụ đã được đưa ra bàn thảo, từ tổ chức lại sản xuất, quy hoạch vùng phù hợp đến việc đáp ứng yêu cầu thị trường, ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu…
Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mà Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đưa ra nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong thời gian tới là tái cơ cấu đầu tư công, thu hút đầu tư tư nhân vào ngành.
Đây là khẳng định của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân tại buổi trao đổi chuyên đề bồi dưỡng cán bộ Mặt trận 28 tỉnh phía bắc tổ chức ngày 24/8 tại Hà Nội.
Để ổn định sản xuất, nhiều công ty mía đường đang nỗ lực tìm con đường riêng để chủ động vùng nguyên liệu. Khi giá mủ cao su xuống thấp, mô hình thí điểm xen canh mía với cao su là một trong những giải pháp được lựa chọn.
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi Hà Tĩnh nói chung, chăn nuôi bò nói riêng có bước phát triển khá cả về số lượng và chất lượng đàn đặc biệt là chăn nuôi bò thịt chất lượng cao.
Với việc không ngừng tìm tỏi, học hỏi kinh nghiệm và biết lựa chọn con giống tốt, ông Nguyễn Văn Dũng ở thị trấn Phú Long huyện Hàm Thuận Bắc ( Bình Thuận) mỗi vụ nuôi “bỏ túi” trung bình 2 tỷ đồng tiền lời.
Một “mắt xích” quan trọng trong chuỗi liên kết sản xuất nông sản chính là các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp. Tới đây, ngành chức năng các tỉnh, thành vùng ĐBSCL sẽ tăng cường triển khai các cơ chế, chính sách mới để thúc đẩy “mắt xích” này phát triển, thay vì “bỏ rơi” như thời gian qua.
Mặc dù, ĐBSCL được cho là nơi có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, nhưng nhiều năm qua, việc đầu tư, ứng dụng khoa học, công nghệ (KHCN) vào lĩnh vực này chưa đáng kể.
Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao (CNTT, CNC) vào nông nghiệp giúp bà con nông dân cho ra đời những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, tăng khả năng kháng bệnh… là những tin vui từ Ban Quản lý Khu Nông nghiệp CNC TP Hồ Chí Minh.
Một số cơ sở, doanh nghiệp trong hệ thống kênh tiêu thụ thực phẩm tại Hà Nội đã tỏ rõ thiện chí hợp tác và khẳng định rất cần các nguồn hàng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn chất lượng.
Theo dự kiến, năm 2016, giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ đạt tới trên 3 tỷ USD (vượt cả xuất khẩu gạo). Xác định đây là mặt hàng chiến lược của Việt Nam, tân Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã tới thăm thủ sản xuất phủ tôm giống tại huyện Tuy Phong, Bình Thuận và chủ trì hội nghị lớn để đưa ra những định hướng cho ngành tôm.
Toàn vùng ĐBSCL có hơn 307.000ha cây ăn quả - chiếm gần 40% so với cả nước. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển kinh tế từ trái cây vẫn chưa được khai thác đúng mức khi chỉ có 3% diện tích các vườn cây ăn quả đạt chứng nhận là “sạch”.
Những tháng đầu năm 2016 chứng kiến sự khó khăn của ngành Nông nghiệp và PTNT khi rơi vào tăng trưởng âm, điều hiếm gặp từ trước đến nay. Không những thế, nhiều nông sản còn đang rất khó khăn về thị trường xuất khẩu. Gỡ khó cho sản phẩm nông sản xuất khẩu đang là bài toán cấp thiết hiện nay.
Tháng 11/2013, Chính phủ đã phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Đến nay, sau gần 3 năm triển khai, Đề án đã mang lại nhiều giá trị; tuy nhiên, để có thể phát triển rất cần sự vào cuộc đồng bộ hơn nữa.
Ngày 8/8, tại Thái Bình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội và công tác khắc phục thiệt hại do bão số 1 gây ra trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Kon Tum cần tập trung thực hiện tái cơ cấu kinh tế, trong đó đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới bằng các giải pháp cụ thể, mạnh mẽ hơn; lựa chọn, nhân rộng mô hình phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp có thế mạnh theo hướng tăng cường chuỗi liên kết.
Những năm gần đây, nhờ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đưa ra tại Hội nghị kết nối khu vực miền Bắc 2016 với chủ đề: “Sản phẩm, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn” do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức mới đây đề nghị cần có chính sách hỗ trợ ứng dụng CNTT vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Trong bối cảnh phải nhập khẩu (NK) một lượng lớn ngô làm thức ăn chăn nuôi (TĂCN), việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả ở vùng khô hạn sang trồng ngô với mục tiêu tăng 1 triệu tấn ngô/năm được xem là giải pháp hợp lý.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một trong ba chương trình hành động mạnh mẽ mà tân Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường vừa cam kết trong nhiệm kỳ mới của mình. Nhưng ngành nông nghiệp cần được tái cơ cấu như thế nào, từ đâu…? Phóng viên Báo SGGP có cuộc trao đổi sâu thêm với TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (ảnh), Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (cơ quan tư vấn chính sách vĩ mô của Bộ NN-PTNT) để làm rõ hơn về những nội dung cần phải triển khai…