00:41 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cạnh tranh hàng nông sản ở mức khốc liệt

Thứ năm - 13/08/2015 20:39
Theo các chuyên gia nông nghiệp, việc đùi gà Mỹ được nhập về bán với giá rẻ tại thị trường Việt Nam là một “hồi chuông” cảnh báo hàng ngoại sẽ cạnh tranh ngày càng khốc liệt với hàng nội. Thực tế này đòi hỏi lĩnh vực nông nghiệp phải nhanh chóng đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu theo hướng nâng cao tính cạnh tranh ngay trên sân nhà và tăng cường khả năng cạnh tranh xuất khẩu.
Cạnh tranh đã mang tính quốc tế

Sáng 13/8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) sơ kết 2 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tham dự có các bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo liên ngành về tái cơ cấu nông nghiệp và đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đến dự và có ý kiến tại hội nghị.

Cá ngừ Bình Định vẫn đang tìm đường sang Nhật. Ảnh: Viết Ý- TTXVN



Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, cạnh tranh hàng nông sản đang ở mức độ khốc liệt hơn, không chỉ diễn ra trên thị trường quốc tế mà ngay trên thị trường nội địa. Đòi hỏi ngành nông nghiệp phải thực hiện tái cơ cấu nhanh chóng để không bị thua trên sân nhà.

“Ví dụ đùi gà Mỹ giá rẻ nhập về Việt Nam vừa qua là bài học chứng minh ngay ở các tỉnh miền núi như Sơn La, Lai Châu cũng bị sức ép giảm giá do gà Mỹ nhập khẩu. Hàng nông sản của chúng ta không chỉ cạnh tranh với nhau mà cạnh tranh đã mang tính quốc tế”, Bộ trưởng Cao Đức Phát lưu ý.

Tuy nhiên, theo một số tỉnh phán ánh, đa số nông dân, doanh nghiệp dường như vẫn “thờ ơ” với việc hội nhập đang tới gần. Vẫn còn 16 tỉnh, thành phố chưa xây dựng được đề án hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp. 

Ông Phạm S, Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Một bộ phận doanh nghiệp nông nghiệp của tỉnh vẫn chưa sẵn sàng hội nhập, dù chúng ta gia nhập WTO từ năm 2007. Tại Lâm Đồng, chủ yếu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xuất khẩu tốt, còn những doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu rất kém. Hơn nữa, tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn thấp, vốn ít, đa số dưới 5 tỷ đồng nên khả năng cạnh tranh còn yếu”.

Còn theo bà Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, tỉnh chọn ngành đánh bắt cá ngừ là một trong những lĩnh vực trọng điểm để tái cơ cấu. Bình Định có 6.800 tàu cá, sản phẩm cá ngừ đại dương được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nhưng đang gặp nhiều khó khăn do công nghệ câu cá ngừ của chúng ta lạc hậu, không đảm bảo chất lượng. Hơn nữa, phía Nhật Bản yêu cầu, cá từ khi được câu lên tới thị trường đấu giá tại Nhật không quá 10 ngày, trong khi ngư dân đi biển đã mất ít nhất 3-4 ngày, bên cạnh đó phí vận chuyển sang Nhật cũng cao. 

Tái cơ cấu để nâng cao chuỗi giá trị

Theo ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, chúng ta đang chứng kiến hàng loạt sản phẩm nông sản cạnh tranh khốc liệt cả trong và ngoài nước. Trong khi, khâu quản lý chất lượng sản phẩm, nuôi trồng, chế biến của chúng ta vẫn đang yếu kém… Do vậy, cần có phương án cụ thể để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hướng tới hình thành các chuỗi giá trị để tránh bị thua ngay trên sân nhà khi mà xu hướng hội nhập sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn.

Cùng quan điểm này, ông Phùng Hữu Hào, Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, các nước sẽ dựng thêm nhiều hàng rào kỹ thuật để ngăn cản hàng nhập khẩu. Vì vậy, chúng ta phải nâng cao chất lượng hàng nông sản để không bị trả về.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, hội nhập không cho phép chúng ta tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách chậm chạp. Chúng ta có thể kêu gọi người Việt dùng hàng Việt, nhưng hàng của chúng ta phải đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Trước đây, hàng nông sản “sống” được bảo hộ bằng rào cản thuế nhưng khi hội nhập thì phải cạnh tranh trực tiếp và phải theo quy luật cạnh tranh quốc tế.

Do vậy, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu, các địa phương phải nhanh chóng thực hiện chương trình tái cơ cấu nông nghiệp hướng đến nâng cao giá trị nông sản, mang lại thu nhập cao cho nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững. Xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng sạch hơn, hiệu quả hơn, truy xuất được nguồn gốc phục vụ xuất khẩu. 

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo, từ nay đến cuối năm, 16 tỉnh, thành phố còn lại phải hoàn thiện Đề án, hoạch tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương. Bộ NN&PTNT làm đầu mối đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức toàn xã hội về tái cơ cấu nông nghiệp, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp giải quyết những vướng mắc cho doanh nghiệp và địa phương, tránh tư duy đầu tư dàn trải mà không mang lại hiệu quả ảnh hưởng rất lớn đến bà con nông dân. Tái cơ cấu các lĩnh vực tránh tư duy áp đặt, hành chính hóa cứ nói cây hay con giống này tốt, mà phải để người dân tự nhận thức và tự quyết định.

Bên cạnh đó, “Cần liên kết nông dân với doanh nghiệp, xúc tiến đưa doanh nghiệp vào các đề án tái cơ cấu nông nghiệp, kêu gọi họ đầu tư. Chúng ta không còn nhiều đất công để cấp cho doanh nghiệp, vì vậy chúng ta phải hướng dẫn doanh nghiệp hợp tác với nông dân để giải quyết vấn đề này. Có chương trình tuyên truyền riêng để người nông dân, doanh nghiệp bắt tay với nhau”, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói.
 
H.V
theo baotintuc
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cạnh tranh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 254

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 251


Hôm nayHôm nay : 29684

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 145554

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60467511