04:53 EDT Thứ năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Triển vọng phát triển nuôi hải sâm trắng

Thứ năm - 13/08/2015 20:44
(Thủy sản Việt Nam) - Hải sâm trắng (Holothuria scabrra) vừa là món đặc sản quý hiếm, vừa là dược liệu bồi dưỡng sức khỏe cho nên có giá trị thương phẩm khá cao.

Đặc điểm sinh học

Hải sâm trắng là loài động vật da gai, đơn tính, có giá trị kinh tế cao. Cơ thể có dạng hình trụ dài với lớp da dẻo, hơi dẹt về phía lưng bụng, nhìn từ trên xuống có nhiều ngấn, da dày và cứng. Mặt lưng thường có màu xanh ôliu hoặc xanh xám, đôi khi có những vành ngang màu đậm hơn, có những gai thịt màu hơi đen. Mặt bụng có màu xám trắng hoặc vàng nhạt, giữa bụng có một đường chạy từ miệng đến hậu môn, chóp có màu đen. Miệng có 20 xúc tu hình tán, màu xám hơi vàng. Chiều dài thân dài trung bình khoảng 25 - 30 cm, kích thước tối đa có thể đạt tới 40 cm chiều dài, khối lượng 800 - 1.000 g, đường kính trung bình 4 - 6 cm. Hải sâm trắng thường sống trong đáy cát bùn ở những nơi cửa sông hoặc các đầm phá, vũng vịnh. Thức ăn của chúng ngoài tự nhiên chủ yếu là mùn bã trên nền đáy, đôi khi cả rong, tảo.

Hải sâm trắng phân bố ở hầu hết vùng bờ các đại dương nhưng tập trung ở phía tây Thái Bình Dương, chủ yếu ở các vùng biển Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam. Ở Việt Nam, chúng phân bố ở các vùng ven biển Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Quốc (Kiên Giang), Quảng Ninh, Hải Phòng.

 

Tiềm năng phát triển

Hải sâm trắng là loài có giá trị kinh tế và được nuôi ở nhiều nước trên thế giới có điều kiện khí hậu tương tự Việt Nam như Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Ấn Độ và Thái Lan. Hơn nữa, trong những năm gần đây nghề nuôi trồng thủy sản đã mang lại nhiều thành công cho cư dân trong vùng bãi triều. Tuy nhiên, do môi trường ô nhiễm nên việc nuôi thương phẩm một số đối tượng như tu hài và hàu,… đã không đạt được kết quả như mong muốn. Trong khi hải sâm là loài thích ứng được với những vùng nước ô nhiễm. Vì vậy nó có thể là loài nuôi thích hợp để thay thế cho một số đối tượng nuôi khác không thể thích nghi với điều kiện môi trường nuôi bị xuống cấp.

Hải sâm trắng được nuôi lồng trên bãi có nền đáy cát bùn, ở vị trí 0 - 0,3 m nước ròng và có địa hình tương đối bằng phẳng. Bãi nuôi được chuẩn bị khá đơn giản và bằng những vật liệu rẻ tiền như lưới, cọc, cước, ni lông,… nên chi phi đầu tư cơ bản không nhiều. Thức ăn cho chúng là mùn bã hữu cơ, rong, tảo có sẵn trong môi trường nước, vì vậy nuôi thương phẩm hải sâm trắng không tốn chi phí thức ăn. Tuy nhiên, chúng vẫn có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Từ cỡ giống 20 g/con sau 8 tháng nuôi đạt kích cỡ thương phẩm 5 - 7 con/kg, sau 18 tháng nuôi có thể đạt kích cỡ 500 - 700 g/con. Giá trị của hải sâm trắng khá cao, tùy thuộc vào kích cỡ thương phẩm, giá hải sâm trắng nguyên con là 140.000 - 190.000 đồng/kg (loại 5 - 7 con/kg), hải sâm trắng sơ chế có giá 220.000 - 250.000 đồng/kg, hải sâm trắng khô giá 1.500.000 - 2.500.000 đồng/kg. Vì vậy nuôi thương phẩm hải sâm trắng cho hiệu quả kinh tế cao, trong khi chi phí đầu tư thấp. Tuy nhiên, hải sâm trắng là thức ăn ưa thích của một số loại giáp xác nên trong quá trình nuôi đòi hỏi công tác chăm sóc quản lý phải cẩn thận, tỉ mỉ. Có thể nói tỷ lệ sống đạt cao hay thấp phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình chăm sóc.

Hiện Việt Nam có Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III đã chủ động cung cấp nguồn giống hải sâm trắng để phục vụ nuôi thương phẩm với giá khoảng 3.000 - 4.000 đồng/con. Tuy nhiên số lượng chưa đủ phục vụ nhu cầu nuôi thương phẩm, người nuôi vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nguồn giống di nhập từ Trung Quốc.

>> Chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao, nên việc phát triển nghề nuôi hải sâm trắng có thể góp phần phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo ở một số địa phương.

Gia Phong
theo thuysanvietnam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 224

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 214


Hôm nayHôm nay : 40534

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 95070

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60417027