12:48 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngành chăn nuôi điêu đứng vì dự báo kém?

Chủ nhật - 21/04/2013 10:33
(VOV) - Giá lên xuống bấp bênh, người chăn nuôi bị lỗ nặng bởi một trong những nguyên nhân là công tác dự báo thị trường còn kém.

Hiện giá lợn hơi chỉ còn trên dưới 37.000 đồng/kg, trung bình người chăn nuôi lỗ gần 10.000 đồng/kg lợn hơi. Đối với gà lông, giá cũng giảm từ 10.000 đồng tới 12.000 đồng/kg. Giá sản phẩm chăn nuôi của chúng ta đang thấp hơn Thái Lan từ 5000-6000đ/kg; Trung Quốc gần 10.000 đ/kg. 

Khảo sát tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương, Viện Chăn nuôi Quốc gia thì sức mua lợn giống giảm 70% so năm ngoái. Hiện trung tâm còn hơn 10.000 con (cả lợn nái giống, lợn giống và lợn thịt) chưa bán được. Khó khăn chồng chất khó khăn, khi số lợn quá lứa tăng lên, sản lượng thịt thương phẩm cao thì càng khó xuất chuồng, khiến giá lợn hơi có thể sẽ tiếp tục giảm nữa.

 

(Ảnh: SGGP).

Ông Lê Thế Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương cho biết: “Từ năm 2012, do ảnh hưởng của chất tạo nạc trong chăn nuôi lợn và nền kinh tế suy giảm nên sức mua của người dân cũng giới hạn. Ngoài ra tình hình dịch bệnh trên đàn lợn vẫn xảy ra tại nhiều nơi, ít nhiều ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm. Nhiều thời điểm, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ tương đối nhiều thì giá lợn cao lên nhưng một lúc nào đấy họ lại cấm không nhập nữa, làm giá lợn lại tụt xuống, nên cung-cầu vẫn không cân bằng được. Giá cả thị trường biến động liên tục”.

Nguyên nhân của sự bấp bênh đó, là do chưa có quy hoạch phát triển bền vững của ngành chăn nuôi. Các trang trại quy mô lớn theo chuỗi khép kín từ chăn nuôi - đến chế biến trên cả nước mới chỉ chiếm 25%, phần lớn còn lại là  trang trại nhỏ lẻ, manh mún. Hiện nay, ngoài tiêu thụ trong nước, thì chúng ta mới chỉ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, chưa có khả năng đáp ứng cho các thị trường cao cấp hơn như Nhật Bản, Châu Âu. Vì vậy, khi thị trường Trung Quốc thu hẹp, giá sản phẩm chăn nuôi trong nước bị tác động, khiến cả người chăn nuôi và nhà quản lý đều bị động.

PGS, TS Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam thừa nhận người chăn nuôi và cơ quan chức năng đều bị động khi những dự báo và giải pháp thị trường đều không đúng với thực tế. Các Bộ đưa ra dự báo trên cơ sở số liệu của Tổng cục Thống kê. Tuy nhiên, thống kê hiện nay lại dựa nhiều vào báo cáo từ cơ sở, mà ít có cuộc điều tra quy mô lớn nên nhiều khi chưa chính xác, nhất quán. 

Ông Nguyễn Đăng Vang dẫn chứng: Ví dụ như năm 2012 số liệu của tổng cục thống kê đưa ra là 730 ngàn tấn thịt gà, nhưng chúng tôi thống kê lại xấp xỉ 2 triệu tấn, bởi ngay thức ăn công nghiệp từ nhà máy đưa ra đã là 4,2 triệu tấn thì gà lông trắng mất khoảng 2 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng, còn gà thả vườn là 2,7 kg thức ăn cho kg tăng trọng. Vậy theo số lượng thì riêng gà công nghiệp đã là trên 1 triệu tấn rồi chưa kể số lượng gà ri, gà thả, số lượng này khoảng 700 tấn nữa thì như vậy 2 triệu tấn hiện nay nhưng số liệu thống kê chỉ có 730.000 tấn dự báo thị trường không chính xác.

Công tác thông tin, nghiên cứu, dự báo thị trường, quy hoạch của ngành chức năng còn yếu, thiếu tính chuyên nghiệp nên người chăn nuôi thiếu thông tin cần thiết. Do vậy người dân chỉ biết chăn nuôi theo cảm tính, khi giá tăng thì tự phát tăng đàn, khi giá giảm thua lỗ thì phá bỏ chuồng trại, dẫn đến mất cân đối cung cầu. Vì vậy, theo PGS.TS Nguyễn Đăng Vang, muốn quy hoạch tốt thì cần phải có dự báo tốt và nâng cao công tác dự báo là việc làm cấp bách của các cơ quan chức năng hiện nay.

Năm 2015, Ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ đứng trước thách thức rất lớn, bởi khi đó khối ASEAN trở thành một thị trường chung, các hàng rào phi thuế quan được dỡ bỏ. Lúc đó, nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi sẽ gia nhập thị trường Việt Nam, khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ hết sức khó khăn. Vì vậy, nâng cao chất lượng công tác dự báo thị trường là yêu cầu cấp thiết để có định hướng phát triển chính xác, bền vững cho ngành chăn nuôi nước ta./.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 253


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 265830

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73312801