Thị trường thế giới ổn định
Trên thị trường thế giới, nhu cầu urê mạnh mẽ trong quý IV có thể kéo giá lên, nhưng không nhiều. Tại Trung Quốc, phân urê đã được chuyển đến các cảng xuất khẩu trong tháng 10 với giá dự báo dưới 360 USD/tấn. Tại Mỹ, thị trường urê diễn ra khá ảm đạm, giá xuống thấp hơn tuần trước, giao dịch ở mức 415 - 420 USD/tấn.
Thị trường châu Phi ghi nhận mức giá urê cao nhất. Tại Ai Cập, giá urê được tổ chức đấu thầu lần đầu tiên trong tháng 9 với mức giá FOB 460 USD /tấn, cao hơn 15 - 18.50 USD/tấn so với giá bán hàng của các nhà sản xuất khác. Thị trường châu Á cũng ghi nhận mức giá vừa phải với mức dao động 389,90 – 390,90 USD/tấn tại Ấn Độ.
Với Trung Quốc, nguồn cung urê lớn nhất châu Á, giá đang ổn định lại, tuy nhiên chưa chắc sẽ được duy trì trong tháng 10. Giá urê hạt đục ổn định ở mức 395 USD/tấn.
Giá tăng nhưng không nhiều
Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường phân bón trong nước nhìn chung ổn định. Lượng hàng nhập về tại một số nơi tăng và giá các loại phân bón vẫn không có nhiều biến động.
Cụ thể, tại Lào Cai, lượng hàng nhập về tăng hơn 20% so với cùng kỳ với mức giá ổn định. Trong khi đó, lượng hàng tồn cụ thể: phân bón SA mịn khoảng 13.200 tấn; phân bón urê bao trắng hoặc vàng 17.000 tấn; phân bón DAP các loại 11.500 tấn.
Như vậy, lượng hàng tồn trên địa bàn Lào Cai tương đối lớn nhưng tiêu thụ không nhiều. Các doanh nghiệp đang giảm giá bán để đẩy nhanh tiêu thụ. Tại Đà Nẵng, giá cũng ổn định, tiêu thụ dự báo khá thấp cho đến tháng 11/2012.
Ông Nguyễn Hạc Thúy– Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam - nhận định: “Giá phân bón trong nước thời gian qua ở mức khá thấp và không có nhiều biến động. Tiêu thụ ở mức trung bình do hiện không phải là chính vụ. Tuy nhiên, cuối tháng 9 có thể thị trường ấm dần lên và giá nhích nhẹ”. Theo ông Thúy, nguyên nhân là do nhu cầu phân bón thế giới cao, cùng với giá xăng dầu tăng, tuy nhiên, mức tăng rất ít nên không ảnh hưởng nhiều.
Theo Bộ Công Thương, các dự án phân bón như: Dự án cải tạo mở rộng Nhà máy Đạm Hà Bắc, dự án DAP số 2 Lào Cai… đang triển khai theo đúng tiến độ, trong khi Dự án Nhà máy Đạm Cà Mau đã đi vào vận hành ổn định và Nhà máy Đạm Ninh Bình đang chạy thử giai đoạn phân ly không khí. Do đó, trong thời gian tới, nguồn cung phân bón sẽ tiếp tục ổn định.
Trên thị trường thế giới, nhu cầu urê mạnh mẽ trong quý IV có thể kéo giá lên, nhưng không nhiều. Tại Trung Quốc, phân urê đã được chuyển đến các cảng xuất khẩu trong tháng 10 với giá dự báo dưới 360 USD/tấn. Tại Mỹ, thị trường urê diễn ra khá ảm đạm, giá xuống thấp hơn tuần trước, giao dịch ở mức 415 - 420 USD/tấn.
Thị trường châu Phi ghi nhận mức giá urê cao nhất. Tại Ai Cập, giá urê được tổ chức đấu thầu lần đầu tiên trong tháng 9 với mức giá FOB 460 USD /tấn, cao hơn 15 - 18.50 USD/tấn so với giá bán hàng của các nhà sản xuất khác. Thị trường châu Á cũng ghi nhận mức giá vừa phải với mức dao động 389,90 – 390,90 USD/tấn tại Ấn Độ.
Với Trung Quốc, nguồn cung urê lớn nhất châu Á, giá đang ổn định lại, tuy nhiên chưa chắc sẽ được duy trì trong tháng 10. Giá urê hạt đục ổn định ở mức 395 USD/tấn.
Giá tăng nhưng không nhiều
Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường phân bón trong nước nhìn chung ổn định. Lượng hàng nhập về tại một số nơi tăng và giá các loại phân bón vẫn không có nhiều biến động.
Cụ thể, tại Lào Cai, lượng hàng nhập về tăng hơn 20% so với cùng kỳ với mức giá ổn định. Trong khi đó, lượng hàng tồn cụ thể: phân bón SA mịn khoảng 13.200 tấn; phân bón urê bao trắng hoặc vàng 17.000 tấn; phân bón DAP các loại 11.500 tấn.
Như vậy, lượng hàng tồn trên địa bàn Lào Cai tương đối lớn nhưng tiêu thụ không nhiều. Các doanh nghiệp đang giảm giá bán để đẩy nhanh tiêu thụ. Tại Đà Nẵng, giá cũng ổn định, tiêu thụ dự báo khá thấp cho đến tháng 11/2012.
Ông Nguyễn Hạc Thúy– Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam - nhận định: “Giá phân bón trong nước thời gian qua ở mức khá thấp và không có nhiều biến động. Tiêu thụ ở mức trung bình do hiện không phải là chính vụ. Tuy nhiên, cuối tháng 9 có thể thị trường ấm dần lên và giá nhích nhẹ”. Theo ông Thúy, nguyên nhân là do nhu cầu phân bón thế giới cao, cùng với giá xăng dầu tăng, tuy nhiên, mức tăng rất ít nên không ảnh hưởng nhiều.
Theo Bộ Công Thương, các dự án phân bón như: Dự án cải tạo mở rộng Nhà máy Đạm Hà Bắc, dự án DAP số 2 Lào Cai… đang triển khai theo đúng tiến độ, trong khi Dự án Nhà máy Đạm Cà Mau đã đi vào vận hành ổn định và Nhà máy Đạm Ninh Bình đang chạy thử giai đoạn phân ly không khí. Do đó, trong thời gian tới, nguồn cung phân bón sẽ tiếp tục ổn định.
Trong thời gian tới, nhu cầu phân bón thế giới có thể tăng cao, cùng với giá xăng dầu tăng sẽ làm giá phân bón tăng, tuy nhiên ở mức rất ít nên không ảnh hưởng nhiều. |