Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước tuần thứ 2 của tháng 4/2015
Gạo Thái Lan 5% tấm được bán với giá 385 - 395 USD/tấn, cao hơn gạo Việt Nam 25 USD/tấn hiện giá 360 - 370 USD/tấn. Gạo Ấn Độ 5% tấm được bán với giá 375 - 385 USD/tấn, cao hơn gạo Pakistan 5 USD/tấn hiện giá 370 - 380 USD/tấn. Gạo Thái Lan 25% tấm được bán với giá 355 - 365 USD/tấn, cao hơn gạo Việt Nam 15 USD/tấn hiện giá 340 - 350 USD/tấn. Gạo Ấn Độ 25% tấm được bán với giá 345 - 355, cao hơn gạo Pakistan 15 USD/tấn hiện giá 330 - 340 USD/tấn
Giá gạo vào ngày 11/04/2015 của 5 nước xuất khẩu gạo chính so với tuần trước như sau:
Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 4 nước vào ngày 11/4/2015 so với ngày 4/4/2015 (đơn vị: USD/tấn)
Loại gạo | Thái Lan | Việt Nam | Ấn Độ | Pakistan | Campuchia | |||||
4/4/2015 | 11/4/2015 | 4/4/2015 | 11/4/2015 | 4/4/2015 | 11/4/2015 | 4/4/2015 | 11/4/2015 | 4/4/2015 | ||
Gạo 5% | 395-405 | 395-405 | 360-370 | 360-370 | 375-385 | 375-385 | 350-360 | 370-380 | 435-445 | |
Gạo 25% | 355-365 | 355-365 | 340-350 | 340-350 | 340-350 | 345-355 | 325-335 | 330-340 | 410-420 | |
Gạo đồ | 385-395 | 385-395 |
|
| 370-380 | 360-370 | 385-395 | 395-405 |
| |
Tấm | 320-330 | 320-330 | 310-320 | 310-320 | 275-285 | 275-285 | 280-290 | 285-295 | 345-355 | |
Gạo thơm | 890-900 | 890-900 | 460-470 | 470-480 |
|
|
|
| 810-820 |
1.Thái Lan
Văn phòng kinh tế nông nghiệp Thái Lan (OAE) đã ước tính sản lượng lúa năm 2015 đạt 32,6 triệu tấn (21,5 triệu tấn gạo), giảm 11% so với 36,77 triệu tấn (24,2 triệu tấn gạo) năm ngoái. Trong đó sản lượng lúa mùa chính vụ đạt 27,1 triệu tấn (khoảng 17,89 triệu tấn gạo), tăng nhẹ so với 27,09 triệu tấn (17,88 triệu tấn gạo) năm 2014. Sản lượng lúa vụ mùa nghịch (tương đương vụ Đông xuân) đạt 5,5 triệu tấn (3,63 triệu tấn gạo), giảm 43% so với 9,67 triệu tấn (khoảng 6,4 triệu tấn gạo) năm ngoái.
Nguyên nhân do diện tích và năng suất giảm. Diện tích lúa mùa đạt 9,88 triệu ha, năng suất 2,74 tấn/ha so với 9,93 triệu ha và 2,73 tấn/ha năm 2014. Diện tích lúa mùa nghịch giảm 42% xuống còn 1,4 triệu ha, năng suất 3,89 tấn/ha so với 2,4 triệu ha và 4,02 tấn/ha năm 2014.
2. Việt Nam
Việt Nam xuất khẩu được 904.954 tấn gạo trong ba tháng đầu năm 2015, giảm 26% so với 1,22 triệu tấn gạo xuất khẩu trong cùng kỳ năm 2014. Giá gạo xuất khẩu trung bình thời kỳ trên đạt 422 USD/tấn (FOB), giảm 2,5% USD/tấn so với cùng kỳ năm 2014.
Trong tháng 3/2015, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh so với tháng trước, đã xuất khẩu được 480.490 tấn, tăng 139% so với 200.814 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 2 năm 2015, nhưng giảm 18% so với 583.294 tấn gạo xuất khẩu tháng 3/2014. Giá xuất khẩu bình quân tháng 3 năm 2015 ở mức 396,5 USD/tấn, giảm 10% so với một năm 2014, và giảm 13% USD/tấn so với tháng 2.
Các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam lo ngại sản lượng gạo xuất khẩu đã giảm xuống mặc dù bán giá thấp do cạnh tranh gay gắt với Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan. Thái Lan đã cố gắng giải phóng kho dự trữ gạo khổng lồ bằng cách hạ giá bán, Ấn Độ và Pakistan cũng đã buộc phải hạ giá xuất khẩu của họ. Thái Lan và Pakistan đang cạnh tranh với Việt Nam tại thị trường châu Phi.
Việt Nam thường dựa trên các hợp đồng thương mại với Trung Quốc, Philippines và Indonesia. Nhưng năm nay, Trung Quốc lại nhập gạo 5% thay vì 15-25% tấm. Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long không lai tạo kịp các giống lúa chất lượng cao theo yêu cầu của thị trường thế giới. Tuy nhiên Việt Nam vẫn hy vọng Trung Quốc, Indonesia và Philippines còn nhu cầu gạo chất lượng thấp.
3. Indonesia
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Indonesia nhập khẩu 1,25 triệu tấn gạo năm 2015, tăng nhẹ so với 1,225 triệu tấn năm 2014. Trong đó có 400.000 tấn gạo loại trung bình và 850.000 tấn gạo đặc sản. Tại Indonesia, chỉ có công ty quốc doanh Bulog được phép nhập khẩu gạo chất lượng trung bình, trong khi khu vực tư nhân được phép nhập khẩu gạo đặc sản (basmati, Thai Hom Mali, và gạo Nhật), tấm, nếp và gạo dành cho người đái tháo đường. Chính phủ cấm nhập khẩu gạo 1 tháng trước và 2 tháng sau thu hoạch.
Để có 2 triệu tấn gạo dự trữ vào cuối năm nay. Bulog dự kiến nhập khẩu 500.000 tấn gạo, trong đó có 300.000 tấn gạo chất lượng trung bình 25% tấm và 200.000 tấn chất lượng cao cấp gạo 5% tấm. Đến nay Indonesia đã nhập khẩu 425.000 tấn gạo và mua 3,2 triệu tấn gạo từ nông dân. Chính phủ Indonesia đã quyết định cung cấp 2,795 triệu tấn gạo cho 15,53 triệu hộ nghèo với giá 123 USD/tấn (2.658 đồng/kg) năm 2015
4. Trung Quốc
Đến ngày 31/3/2015, chính phủ Trung Quốc đã mua được 28,07 triệu tấn gạo dự trữ mùa muộn niên vụ 2014-15, tăng 4,6% so với 26,84 triệu tấn thu mua cuối năm 2014. Việc mua dự trữ nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của người nông dân. Chính phủ bán đấu giá 44,6 triệu tấn gạo để giải phóng kho thu mua mùa vụ tới
5. Ấn Độ
Đoàn cấp cao của Bộ Thương mại Ấn Độ đã đến thăm Iran để thảo luận cách thức để thúc đẩy thương mại gạo giữa hai nước. Iran đã ra lệnh cấm nhập khẩu gạo trong tháng 11/2014 với lý do gạo dự trữ dư thừa từ nhập khẩu của năm 2014 và bội thu trong năm 2014, một động thái mà đã bị ảnh hưởng đáng kể xuất khẩu gạo basmati của Ấn Độ. Iran đã bảo đảm với các đoàn Ấn Độ sẽ sớm nhập khẩu trở lại gạo basmati. Iran chiếm 40% lượng gạo basmati xuất khẩu của Ấn Độ, đạt 1,44 triệu tấn niên vụ 2013-14, nhưng niên vụ 2014-15 giảm qui định mới về hàm lượng arsen của gạo basmati giảm từ 150 phần tỷ (ppb) xuống còn 120 ppb vào tháng 3/2014. , Iran cũng tăng thuế nhập khẩu gạo basmati từ 22% vào tháng 9/2014 lên 45% vào tháng 11 năm 2014.
Giá gạo basmati của Ấn Độ đã giảm 46% xuống còn 386 USD/tấn (8.340 đồng/kg) trong năm nay so với 724 USD/tấn (15.642 đồng/kg) do nhu cầu xuất khẩu giảm, đặc biệt là từ Iran. Tổn thất đối với gạo basmati Ấn Độ ước tính khoảng 3,2-6,4 triệu USD.
Kho dự trữ gạo của Ấn Độ đến ngày 01 /4/2015 đạt 23,62 triệu tấn (kể cả 10,04 triệu tấn lúa), giảm 22% so với 30,25 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái
6. Myanmar
Myanmar đã xuất khẩu được 1,7 triệu tấn gạo niên vụ 2014-15 (4/2013-3/2015), tăng 40% so với 1,2 triệu tấn xuất khẩu niên vụ 2013-14. Trong đó xuất sang Trung Quốc được 1,1 triệu tấn, phần lớn qua biên giới phía Bắc. Myanmar xuất khẩu gạo đến 64 quốc gia trong khu vực ASEAN, châu Âu và châu Phi. Trung Quốc đã đồng ý nhập khẩu một triệu tấn gạo từ Myanmar trong năm 2015.
Mục tiêu của chính phủ tăng xuất khẩu gạo lên 3 triệu tấn trong vài năm tới và xem xuất khẩu gạo là chiến lược ưu tiên của quốc gia.
7. Đài Loan
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Đài Loan nhập khẩu 126.000 tấn gạo, giảm 6% so với 134.000 tấn nhập khẩu trong năm 2014. Nhập khẩu theo thỏa thuận Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO chiếm 10% lượng tiêu thụ gạo trong nước 1,28 triệu tấn. Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết tỷ lệ hạn ngạch thuế quan của Đài Loan (TRQ) đối với gạo được chia thành hai phần: 35% (44.000 tấn) được nhập khẩu dành cho khu vực tư nhân và 65% (82.000 tấn) được dành cho Công ty nhập khẩu quốc doanh. Tất cả nhập khẩu gạo được thực hiện theo hạn ngạch cụ thể WTO Country (CSQ) phân bổ.
Trong năm 2014, Đài Loan nhập khẩu 104.000 tấn gạo, trong đó Mỹ chiếm 44% thị phần, tiếp theo là Việt Nam (28%), Thái Lan (16%), Australia (8%) và Myanmar (2%). Đài Loan đạt sản lượng 1,2 triệu tấn gạo vào năm 2015, tăng 9% so với 1,1 triệu tấn trong năm 2014.
Sản xuất lúa ở Đài Loan ảnh hưởng bởi hạn hán và gạo dự trữ hiện tại sẽ được đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và Đài Loan sẽ không cần bất kỳ nhập khẩu bổ sung. Tổng mức tiêu thụ gạo trong nước là 1,28 triệu tấn, trong đó có 100.000 tấn cho dành thức ăn chăn nuôi.
8. Philippines
Bộ Nông nghiệp Philippines (DA) xây dựng kế hoạch mở rộng diện tích canh tác lúa lai, giống lúa xác nhận và giống siêu lúa (Green Super Rice - GSR), lên 560.000 ha năm 2015, theo thông cáo báo chí trên các trang web của chính phủ. Chương trình Tiếp nhận Kỹ thuật Năng suất cao (High Yielding Technology Adoption HYTA) nằm trong nỗ lực của chính phủ nhằm tăng sản lượng lúa gạo đạt tự túc lúa gạo. Mục tiêu của chương trình này giúp tăng 1 triệu tấn lúa vào năm 2015 và tăng thêm 500.000 tấn vào năm 2016.
9. Hàn Quốc
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Hàn Quốc nhập khẩu 560.000 tấn gạo trong niên vụ 2014-15 (Tháng 11/2014-10/2015), trong đó có 408.000 tấn gạo nhập khẩu theo hạn ngạch của Hiệp định thị trường tối thiểu (MMA) WTO năm 2015. Mỹ xuất khẩu gạo đạt 150.000 tấn, trong đó có 34.000 tấn theo hợp đồng của 2014 MMA và số còn lại ký hợp đồng của 2015 MMA.
Theo kế hoạch hạn ngạch thuế quan năm 2015, Hàn Quốc nhập khẩu 112.897 tấn gạo lức (tương đương 101.607 tấn gạo trắng), trong đó bao gồm 27.000 gạo lức hạt vừa (24.300 tấn gạo) từ Hoa Kỳ, 55.897 tấn gạo lức hạt tròn (50.307 tấn gạo) từ Trung Quốc và 30.000 tấn gạo lức hạt dài (27.000 tấn gạo) từ Việt Nam. Hàn Quốc đã mua tổng cộng 408.700 tấn gạo từ Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Úc, Việt Nam và Ấn Độ. Mỹ dự báo nhập khẩu gạo niên vụ 2015-16 của Hàn Quốc 410.000 tấn gạo, trong đó có 408.700 tấn, theo phân bổ MMA WTO.
Mỹ dự báo sản lượng gạo của Hàn Quốc đạt 4,24 triệu tấn gạo niên vụ 2014-15, tăng nhẹ so với 4,23 triệu tấn niên vụ 2013-14. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Hàn Quốc có 2 hình thức hỗ trợ nông dân theo Luật Hỗ trợ thu nhập nông dân trồng lúa (Rice Income Compensation Act - RICA) – (1) Hỗ trợ theo đơn vị diện tích canh tác; (2) Hỗ trợ khi giá thị trường thấp hơn so với giá mong đợi. Trong năm 2014, nông dân trồng lúa nhận hỗ trợ cả diện tích và chênh lệch giá. Nông dân trồng lúa được hỗ trợ 856 USD/ha (18.498.160 đồng/ha). Tổng kinh phí hỗ trợ chênh lệch giá của chính phủ lên đến 182 triệu USD
10. Campuchia
Campuchia đã xuất khẩu 149.464 tấn gạo trong ba tháng đầu tiên của năm 2015, tăng 77% so với 84.331 tấn xuất khẩu trong cùng kỳ năm 2014. Vào tháng 3/2015, Campuchia đã xuất khẩu được 75.867 tấn gạo, tăng 101% so với 37.676 tấn gạo xuất khẩu tháng 2/2015 và tăng 112% so với 35.758 tấn gạo xuất khẩu tháng 3/2014. Trong đó có 40.178 tấn gạo trắng hạt dài, 25.320 tấn gạo jasmine, 6.347 tấn gạo thơm và 4.022 tấn gạo đồ tháng 3 năm 2015.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của Campuchia, kế đến là Pháp, Ba Lan, Malaysia và Hà Lan. Xuất khẩu gạo Campuchia sang Trung Quốc đã tăng mạnh trong tháng 3/2015 do việc nới lỏng các hạn chế nhập khẩu của chính phủ Trung Quốc. Trung Quốc nhập khẩu 36.081 tấn gạo Campuchia (chiếm 48%). Vào tháng 8/2014, Campuchia đã ký một thỏa thuận với Trung Quốc để xuất khẩu 100.000 tấn gạo năm 2015. Tính đến tháng 3/2015, Campuchia đã xuất khẩu được 80.000 tấn. Chính phủ Campuchia đang có kế hoạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng gấp đôi trong niên vụ 2015-16 (5/2014-4/2015) lên 200.000 tấn,
11. Pakistan
Vào tháng 3/2015, giá xuất khẩu gạo basmati của Pakistan đã tăng nhẹ lên 985 USD/tấn so với 978 USD/tấn trong tháng 2/2014, nhưng giảm khoảng 28% so với 1,362 USD/tấn cùng kỳ năm trước. Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO dự báo sản lượng lúa của Pakistan niên vụ 2014-15 (7/2014-6/2015) giảm 19% xuống còn 8,437 triệu tấn (5.65 triệu tấn gạo) so với 10,04 triệu tấn lúa (6,72 triệu tấn gạo) niên vụ trước
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo xuất khẩu gạo của Pakistan niên vụ 2014-15 (11/2014-10/2015) đạt 3,7 triệu tấn, tăng 16% so với 3,2 triệu tấn niên vụ 2013-14. Pakistan đã xuất được 1,72 triệu tấn từ tháng 11/2014 – 2/2015. Pakistan là một nước xuất khẩu gạo lớn sang Mỹ, đạt giá triệu 37.5 triệu USD( chiếm 32% tổng kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp) sang Mỹ vào năm 2014. Dự kiến sang niên vụ 2015-16 Pakistan xuất khẩu 3,8 triệu tấn.
Nguồn: bannhanong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn