Mặt bằng giá sẽ chịu tác động bởi giá nguyên vật liệu thế giới tăng và những đợt tăng giá xăng dầu liên tục trong thời gian qua bên cạnh nhu cầu được cải thiện.
(TBKTSG Online) - Sau nửa tháng tạm ngưng hoạt động, ngày 10-9 vừa qua cả 3 nhà máy đường trên địa bàn Hậu Giang đã hoạt động trở lại, giúp tiêu thụ mía tốt hơn, người nông dân cũng dễ thở. Thế nhưng, giá mía nguyên liệu lại giảm mạnh, đẩy người nông dân rơi vào cảnh lỗ lã ngay đầu vụ.
Từ cuối năm 2011 đến nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp nhiều khó khăn ở hầu hết các thị trường, duy chỉ có thị trường Trung Quốc (TQ) là lượng nhập khẩu tăng mạnh. Song điều này chưa hẳn là tín hiệu vui, bởi một số nhà xuất khẩu gạo cũng như Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đều cho rằng, thị trường TQ vẫn là một "ẩn số" khó lường.
Dựa trên thông tin thị trường thế giới và trong nước, dự báo từ nay đến hết tháng 9, giá phân bón vẫn ổn định. Sau đó, giá phân bón có thể tăng nhưng không nhiều.
Lý do đưa ra là: như trường hợp của vùng Canarias việc nhập khẩu chuối từ các nước thứ ba đã làm ảnh hưởng tới 10.000 nhân công trực tiếp và 35.000 người làm việc gián tiếp trong ngành trồng chuối.
Để tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng giá đỗ, rau mầm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, UBND các cấp, các cơ quan có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh giá đỗ, rau mầm tại địa phương, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý vi phạm theo quy định
Từ trung tuần tháng 4- 2012 đến nay, một loạt những nghị định, thông tư của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lần lượt ra đời nhằm ổn định thị trường vàng, hay nói cách khác tăng cường việc quản lý đối với thị trường vàng. Song xem ra, "sóng” ở thị trường này vẫn chưa khi nào bình lặng như kỳ vọng. Vì sao?
Trong khi vẫn đang thua lỗ do giá bán các sản phẩm chăn nuôi thấp hơn giá thành, nông dân lại càng gặp khó khi giá thức ăn chăn nuôi (TACN) tăng liên tục thời gian qua.
Nguồn cung thiếu hụt trong khi hợp đồng xuất khẩu gạo đang tăng cao tiếp tục kéo giá lúa hàng hóa tại ĐBSCL tăng thêm. Song, việc này đã đẩy không ít doanh nghiệp rơi vào cảnh lỗ lã vì hợp đồng xuất khẩu ký trước có giá thấp.
Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có quyết định xếp cá ngừ vào loại cá chủ lực.
Hiện nay, hai mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh Hậu Giang là lúa và mía đều sụt giảm giá mạnh so với đầu vụ, trong khi chi phí thu hoạch tăng cao làm cho nhiều nông dân gặp khó khăn.
Sau nhiều năm đầu tư, các dự án SX rau an toàn (RAT) đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên việc liên kết tiêu thụ hầu như thất bại, chỉ lác đác vài DN trụ được. Vì sao một mặt hàng thiết yếu như rau đến tay người tiêu dùng lại chật vật?
Sau khi hết thời gian thu mua tạm trữ lúa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giá lúa tại vùng ĐBSCL lại nhích lên từng ngày. Thời điểm này, giá tôm sú nguyên liệu cũng đang tăng. Tuy nhiên, cả 2 loại cây trồng, vật nuôi liên quan trực tiếp đến hầu hết nông dân vùng ĐBSCL đều đã hết mùa khiến nông dân tiếc hùi hụi...
Theo Sở Công Thương tỉnh An Giang, thị trường tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu cá tra trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu khởi sắc. Giá cá tra nguyên liệu các loại đều được các cơ sở chế biến thu mua với giá tăng hơn trong từng tuần.
Theo báo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), trong tuần đầu tháng 9 (từ ngày 1-6/9/2012) Việt Nam đã xuất khẩu được 65.924 tấn gạo, trị giá lên tới gần 30 triệu USD.
Không phải hiện thời mà liên tục những năm vừa qua, Việt Nam luôn hiện diện trong tốp xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Trên diễn đàn Quốc hội, đã có đại biểu nêu ý kiến: Việt Nam đang làm nhiệm vụ an ninh lương thực cho thế giới. Vị thế trên thương trường đã được khẳng định nhưng kể cả lúc đạt tới đỉnh điểm, xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn mang trong đó niềm vui và nỗi lo.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, từ tháng 05/2011 đến nay, hiện tượng thương nhân nước ngoài vào Việt Nam thu mua nông sản diễn ra trên diện rộng, theo chiều hướng ngày càng phức tạp. Trước sự vào cuộc kiểm soát chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương, họ dần chuyển sang hoạt động bí mật, lén lút...
Theo dự báo của Bộ Công Thương, giá phân bón trên thị trường thế giới trong thời gian tới tiếp tục diễn biến khó lường sẽ ảnh hưởng đến giá trong nước.
Những ngày gần đây giá tôm nguyên liệu ở các tỉnh ĐBSCL tăng trở lại. Điều nghịch lý là giá tăng nhưng hàng loạt hộ nuôi tôm vẫn kêu khó, bởi lúc này không có tôm để bán, thiếu vốn tái đầu tư.
Là khu vực trọng điểm cung cấp nguyên liệu xuất khẩu những mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như: lúa gạo, thủy sản..., nhưng cuộc sống nhà nông các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn hết sức khó khăn. Đối mặt với nỗi lo thường trực đầu ra bấp bênh, giá cả trồi sụt bất thường, người dân các tỉnh ĐBSCL đang cần sự giúp đỡ của ngành chức năng, doanh nghiệp…