06:06 EST Thứ năm, 28/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bỏ phố về quê nuôi thỏ

Thứ năm - 27/09/2018 20:36
Không quen với cuộc sống xô bồ của phố thị, chàng kỹ sư cơ khí quyết định quay về quê cũ ở Quảng Nam và rẽ sang nghề nuôi thỏ.
Đoàn đang chăm sóc thỏ trong trang trại /// Ảnh: Mạnh Cường
Đoàn đang chăm sóc thỏ trong trang trại
ẢNH: MẠNH CƯỜNG

Năm 2012, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành cơ khí Trường CĐ Nghề Quảng Nam, Trần Văn Đoàn (26 tuổi, ở thôn 2, xã Tiên Cảnh, H.Tiên Phước) được nhận vào làm tại một công ty ở TP.HCM với thu nhập ổn định. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, biết mình không hợp với nhịp sống sôi động của thành phố lớn, Đoàn quyết định trở về quê. Nhận thấy nghề nuôi thỏ có khả năng sinh lời cao, ở quê lại chưa có ai theo đuổi mô hình này, nên anh chọn thỏ để khởi nghiệp.
 
Sẵn nghề cũ cơ khí, Đoàn tự dựng trang trại trên khu đất 200 m2 và mua 50 con thỏ giống về nuôi thử nghiệm. “Bỏ về quê mở trang trại nuôi thỏ, gia đình phản đối nhiều lắm vì chăn nuôi rất nhiều rủi ro. Nhưng thấy mình quyết tâm quá nên gia đình cũng ủng hộ. May là hiện tại mình đã thành công với mô hình này”, Đoàn chia sẻ.

Những ngày đầu chưa có kinh nghiệm, thiệt hại cũng nhiều, nhưng Đoàn không nản lòng, cứ tiếp tục nuôi và tự lai giống. Để tiết kiệm chi phí, anh tận dụng đất trong trang trại trồng rau lang, rau muống... làm nguồn thức ăn cho thỏ (cùng với thức ăn bột phải mua).

Để không bị động đầu ra, anh tự kết nối với các nhà hàng, thương lái. Cứ thế, sau gần 3 năm, trang trại của anh đã có 100 thỏ giống và hơn 500 con thỏ thịt. Theo Đoàn, thỏ dễ nuôi, nhưng người nuôi cần phải kiên trì, chú ý vệ sinh chuồng trại, kiểm tra sức khỏe con vật (vì loài này dễ mắc bệnh ghẻ lở, nấm, tiêu chảy, tụ huyết trùng...). 
“Nuôi thỏ đầu tư ít lại thu hồi vốn nhanh, rất hợp với quy mô chăn nuôi nông hộ. Thỏ mẹ mỗi năm đẻ khoảng 8 lứa, mỗi lứa 6 - 10 con. Thỏ nuôi 3 tháng là có thể xuất bán. Mỗi năm, mình cung cấp ra thị trường khoảng 2 tấn thịt với giá 100.000 đồng/kg”, Đoàn nói. 

Tác giả bài viết: Mạnh Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 185


Hôm nayHôm nay : 32818

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1339123

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71566438