09:22 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làng trong phố

Thứ tư - 06/04/2016 20:26
Sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng nhỏ ven đô, chính vì thế mà ký ức tuổi thơ lam lũ của tôi luôn ẩn chứa những hình ảnh đẹp đẽ của luỹ tre làng, cánh đồng lùa rập rờn, dòng sông, con đê, khói bếp lam chiều và cánh cò thơ mộng…
Làng tôi là một làng quê khá cổ kính, dẫu nhỏ nhoi, song những nếp nhà đều được làm từ rất lâu rồi, có ngôi đã có trên 100 năm tuổi. Chỉ cần nhìn chiếc cổng làng dựng năm 1887 và lối đi toả ra các ngõ xóm dựng gạch da lươn lát nghiêng cũng đủ biết đây là một ngôi làng cổ kính, lâu đời. Nội tôi kể rằng, khi nội sinh ra cũng đã ở trong ngôi nhà của cha mẹ dựng và tới đời bố, mẹ tôi giờ vẫn sinh sống trong chính cái ngôi nhà có vẻ già nua nhưng rất vững chãi ấy. Mặc dù cách trung tâm Hà Nội không xa, nhưng đây là khu vực ven đô nên cuộc sống của người dân quê tôi vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nhà ai cũng có dăm bảy sào ruộng cấy lúa, trồng rau và các loại hoa màu khác. Nhà tôi neo người nhưng vẫn có gần 5 sào ruộng khoán. Một nửa số ruộng ấy mẹ tôi trồng lúa, một nửa còn lại là trồng khoai lang và rau muống. Tuổi thơ anh em chúng tôi ai cũng đã từng kinh qua biết bao công việc đồng áng, bếp núc... Vì là một làng thuần nông nên thu nhập từ khoai, lúa, rau không đủ cho cuộc sống của người dân. Nhà ai cũng nghèo, cũng túng đói mỗi bận giáp hạt. Trẻ con trong làng nhiều đứa vẫn mang quần, áo vá chằng vá đụp, thậm chí là thủng đít đi học. Nhà tôi cũng nghèo, cái nghèo như chính cái tường bao quanh bằng rau mồng tơi mà gia đình vẫn hái để cải thiện qua ngày, nhưng anh em chúng tôi không phải tới lớp bằng quần thủng đít bởi mẹ tôi là người khá chu tất. Bà may vá khá đẹp và giỏi. Cứ khi giặt giũ áo quần cho con mà thấy sờn rách là mẹ lại luồn chỉ vá ngay. Dẫu một năm chúng tôi chỉ được may có 2 bộ quần áo mới vào dịp Tết và trước khi bước vào năm học mới, nhưng do giữ gìn và sự chăm sóc chu đáo của mẹ nên hai anh em luôn sạch sẽ, lành lặn… Năm tháng dần qua, lứa tuổi thơ chúng tôi dần lớn lên. Đứa thì đi học ở xa, đứa thì lập nghiệp tại nhà. Với riêng tôi thì hàng ngày vẫn đi về làng quê thân yêu, bởi tôi học đại học chỉ cách nhà chừng chục cây số. Khi tôi học đại học năm thứ 2 thì đà đô thị hoá diễn ra với tốc độ không ngừng. Cũng như nhiều làng quê ven đô khác, làng tôi bỗng dưng được quy hoạch thành một quận mới của thủ đô, dân làng đã là người thành thị. Người ta đã chia các xóm trong làng thành cụm dân cư, tổ dân phố. Làng tôi với 2 làng bên cạnh lên phường. Đất canh tác hầu như chẳng còn… Người dân quê tôi không còn ruộng. Người thì đổi nghề chuyển sang buôn bán nhỏ. Không ít nhà chuyển qua kinh doanh lớn với số tiền được đền bù của nhà nước từ việc mất đất, cũng như bán đất. Mẹ tôi cũng phải lấy thúng xôi hàng sáng bán nơi cổng trường học cấp 2 để mưu sinh qua ngày. Vâng quả là làng tôi giờ đã lên phố từ lâu rồi, nhịp sống đô thị đã làm những con người chân chất quê một mai dần chấtưnông thôn, thế những hình hài của một làng quê cổ kính vẫn còn vẹn nguyên. Ngay cả cái tên làng mọi người vẫn gọi, chứ không mấy ai gọi làng là tổ nọ, cụm kia. Hàng ngày tôi, mọi người vẫn đi về qua cái cổng làng đồ sộ, cũ kỹ rêu phong và con đường gạch da lươn lát nghiêng uốn lượn. Bọn trẻ vẫn nô đùa bên cái sân đình, mà giờ người ta làm nhà văn hoá dân cư, như chúng tôi thuở trước. Làng ở trong phố, phố ẩn trong làng- đó là sự hoà quyện hài hoà nhưng không lẫn lộn, vừa hiện đại lại vừa cổ kính…
Nguồn: nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 230

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 229


Hôm nayHôm nay : 43558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 899827

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64885771