Giai đoạn 2011 - 2016, trên địa bàn huyện Quỳ Châu đã triển khai trên 50 mô hình tiến bộ KHCN. Nhiều mô hình đạt kết quả cao như: Mô hình nhân rộng giống mía mới (Giống LK92-11; KK3) năng suất đạt từ 80-120 tấn/ha, giúp người dân tăng thêm15-20 triệu đồng/1ha so với giống mía hiện nay; Mô hình khoanh nuôi bảo vệ rừng lùng được bảo vệ và khai thác đúng kỹ thuật có thu nhập khoảng 25 triệu đồng/1ha, cao gấp 2 lần so với các loại cây gỗ khác.
Mô hình trồng rễ hương ở Quỳ Châu. Ảnh: Bé Vinh |
Mô hình trồng rễ hương, mỗi ha cho thu nhập trên 50 triệu đồng; Một số mô hình đạt kết quả cao khác như: Mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản, mô hình nuôi vịt Bầu Quỳ, mô hình trồng lúa chất lượng cao…
Tuy nhiên, các mô hình đạt kết quả cao chưa được nhân rộng đại trà, người dân chưa chú trọng áp dụng KHCN vào sản xuất, còn phụ thuộc vào thời tiết, điều kiện khí hậu, đội ngũ cán bộ cơ sở còn nhiều hạn chế...
Tại hội thảo, có nhiều ý kiến đóng góp đưa ra các giải pháp nhằm phát triển kinh tế mô hình gắn với thế mạnh của địa phương như: đẩy mạnh phát triển cây, con bản địa có giá trị kinh tế cao; khoanh nuôi, bảo vệ, khai thác rừng theo đúng kỹ thuật; đầu tư mô hình theo quy mô lớn, trang trại...
Quỳ Châu đang triển khai mô hình chè hoa vàng. Ảnh: P.V |
Cũng trong hội thảo, ông Đặng Văn Quát - Phó Giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học CN Nghệ An đã chỉ đạo: Về chăn nuôi cần hướng đến giống con xây dựng theo hướng trang trại lớn thay vì mô hình nhỏ lẻ; xây dựng các điểm nhân giống con giống địa phương.
Đối với xây dựng mô hình trồng cây cần có trang trại cây giống cung cấp cho người dân như: keo, mía, trồng cây có múi…
Theo Bé Vinh/baonghean.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn