20:03 EST Thứ sáu, 17/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tăng cường phối hợp phát triển nông nghiệp, nông thôn

Thứ năm - 16/02/2017 22:18
Ngày 16-2, UBND thành phố đã tổ chức hội nghị công tác phối hợp giữa Bộ NN&PTNT và UBND TP Hà Nội.
Dự hội nghị có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung…

 

Toàn cảnh Hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải đánh giá cao sự phối hợp giữa Bộ NN&PTNT với TP Hà Nội trong việc giải quyết những vấn đề liên quan phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới… Theo Bí thư Thành ủy, tuy nông nghiệp Hà Nội phát triển nhanh với tỷ lệ tăng trưởng cao nhưng vẫn dưới tiềm năng. Các sản phẩm nông, lâm sản, thực phẩm của Hà Nội mới đáp ứng 69% nhu cầu. Bí thư Thành ủy phân tích, hiện nay có 3,7 triệu dân Hà Nội sống ở nông thôn, trong đó có 27% làm và thu nhập từ nông nghiệp. Tuy nhiên, giá trị nông nghiệp công nghệ cao mới chiếm 20%. Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, việc tập trung chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ vẫn còn là nhiệm vụ, mục tiêu lớn của thành phố. Dự kiến sẽ có khoảng 1 triệu lao động nông nghiệp cần chuyển dịch. Trong đó mảng thị trường dịch vụ nông nghiệp còn rất mở, điều này giúp nhà nông nâng cao giá trị gia tăng, năng suất. Điều đáng nói nữa là giá trị nông nghiệp công nghệ cao mới chiếm thấp, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Hà Nội đạt được rất thấp.

“Nông nghiệp Hà Nội nếu không tính đến xuất khẩu là thất bại vì cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm nông sản các nước ngay trên địa bàn thành phố. Ví dụ như rau muống Thái Lan cạnh tranh với rau muống Thanh Trì, Phúc Thọ… Nếu không nâng chất lượng sản phẩm thì chúng ta có nguy cơ thua ngay trên sân nhà” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nhấn mạnh. 

Vì vậy, Hà Nội cần phối hợp chặt chẽ hơn với Bộ NN&PTNT trong thời gian tới… Về vấn đề môi trường của Hà Nội, đặc biệt là ô nhiễm không khí, môi trường nước còn nặng nề, Bí thư Thành ủy cho rằng, cần tập trung cải tạo, làm sống lại 4 dòng sông phía Tây thành phố là sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch. Bí thư Thành ủy đề nghị Bộ NN&PTNT cần chủ trì việc này, có chỉ đạo tập trung, tránh tình trạng mỗi nơi làm một cách, gây mất thời gian, lãng phí…

Về vấn đề phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng khẳng định luôn được Hà Nội quan tâm chú trọng... Năm 2016 vừa qua, Thành ủy Hà Nội cũng đã xây dựng, ban hành và triển khai rất sớm, với tinh thần chủ động và quyết liệt Chương trình 02, một trong tám chương trình công tác trọng tâm của Thành ủy để cụ thể hóa nghị quyết của Đảng bộ thành phố. Ngay sau khi triển khai Chương trình, Thành ủy đã ban hành Chỉ thị số 09 về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân sau dồn điền đổi thửa. Hiện nay, thành phố đã hoàn thành với 96% việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân... Để thực hiện tốt Chương trình 02, đặc biệt là phát triển nông nghiệp, Hà Nội phấn đấu trong năm nay có vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao; mỗi huyện có ít nhất 1 điểm ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ cao. Hiện Hà Nội đã có dự án, quy mô 100ha ở Hoa Lâm Viên (Đông Anh). Dự án này đã triển khai nhiều năm, nhưng hiện nay thành phố đang chờ thỏa thuận cuối cùng của Bộ NN&PTNT để thành phố triển khai giải phóng mặt bằng. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị Bộ NN&PTNT sớm thỏa thuận cho Hà Nội để triển khai dự án. Hai huyện Thanh Trì và Hoài Đức đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương và Bộ NN&PTNT quan tâm hồ sơ Hà Nội đã trình. Về cung ứng thực phẩm an toàn, Hà Nội kiến nghị Bộ NN&PTNT kết nối với các tỉnh, thành phố cung ứng chuỗi sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho Hà Nội…

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đề nghị, trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT tiếp tục quan tâm, tháo gỡ vướng mắc cho Hà Nội những vấn đề liên quan công tác quản lý, sử dụng đất bãi ven sông, đầu tư xây dựng hệ thống đê điều, thủy lợi…

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao những kết quả Hà Nội đã đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn… Bộ trưởng yêu cầu ngành Nông nghiệp Thủ đô phải xác định vị thế để xây dựng các mục tiêu phát triển nông nghiệp cao hơn các tỉnh, thành phố khác, đưa ra những nhóm giải pháp quyết liệt hơn. Bộ trưởng nhấn mạnh, “nông nghiệp TP Hà Nội phải là đầu tàu dẫn dắt, có tính lan tỏa ra cả nước và tiến tới quốc tế” đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp bền vững, biến thách thức thành cơ hội. Bộ trưởng cũng gợi ý một số mô hình phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp và phát triển dịch vụ nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ. Phát huy lợi thế về địa lý, đặc thù về thổ nhưỡng đất đai, khí hậu, nguồn nước hay dân cư đông. Chăn nuôi thủy sản theo hướng đẩy mạnh giá trị kinh tế, chăn nuôi cần tập trung vào công tác quản lý, quản trị tốt, ít ô nhiễm môi trường, chú trọng phát triển thị trường bền vững… Về 13 kiến nghị của Hà Nội, thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp với các bộ liên quan, đề xuất Chính phủ, Quốc hội cùng vào cuộc tháo gỡ, tạo thuận lợi cho ngành Nông nghiệp Thủ đô  phát triển nhanh, mạnh, bền vững…
 
 
Theo Kim Nhuệ/ Hà Nội mới
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 118


Hôm nayHôm nay : 42092

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 924698

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73971669