20:12 EST Thứ ba, 12/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng cây lấy măng mang lại hiệu quả kinh tế cao

Thứ hai - 22/09/2014 23:49
Trong khi nhiều hộ dân chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng nuôi trồng các giống cây trồng vật nuôi mới thì nhiều hộ nông dân lại duy trì những cách làm truyền thống trên cơ sở thế mạnh và tiềm năng nông nghiệp của địa phương mình. Cây lấy măng từ lâu được người nông dân ở Hạ Hòa (Phú Thọ) phát triển và nhân rộng thành mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Diện tích đồi măng mạnh tông cho thu hoạch ở Hạ Hòa

Diện tích đồi măng mạnh tông cho thu hoạch ở Hạ Hòa

 

Hạ Hòa là vùng trung du có nhiều diện tích đồi núi thấp, đất đai màu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây trồng trên đất núi như chè, mía, khoai, trong đó, cây lấy măng được coi là cây trồng có thế mạnh, phù hợp với thổ nhưỡng của vùng quê này. Trước đây, các hộ dân trên địa bàn huyện Hạ Hòa trồng cây lấy măng theo hình thức nhỏ lẻ, chủ yếu trồng để lấy măng ăn, nếu dư thừa có thể mang ra chợ bán. Cũng có nhiều hộ trồng cây măng để lấy cây làm nguyên vật liệu. Mỗi gia đình trồng từ 1-2 bụi măng để lấy măng ăn khi mùa măng về. Bởi vậy, trước đây, trồng măng lấy ngọn chưa trở thành một mô hình làm kinh tế của người dân nơi đây.

Từ 10 năm trở lại đây, được sự tư vấn và khuyến khích của trạm khuyến nông huyện, người nông dân ở các xã trên địa bàn huyện Hạ Hòa đã nhận thấy, chất đất và điều kiện khí hậu, địa hình hoàn toàn phù hợp và thuận lợi để phát triển mô hình trồng cây lấy măng. Hơn nữa, mô hình này không phải ở đâu cũng có vì thế, trồng cây lấy măng gắn với đưa ra thị trường đặc sản măng các loại sẽ là hướng đi hay trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Vì vậy, trên cơ sở cách làm truyền thống, nhiều hộ nông dân ở các xã như Ấm Hạ, Phương Viên, Gia Điền, Yên Kỳ, Hương Xạ… vốn là những địa phương có diện tích đồi thấp đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình trồng cây lấy măng theo qui mô lớn.

Cây lấy măng trên địa bàn huyện Hạ Hòa khá đa dạng. Từ nhiều năm nay, người dân Hạ Hòa đã trồng nhiều giống măng có chất lượng, được thị trường ưa chuộng như măng mai, măng điền trúc, măng mạnh tông, măng luồng, măng bì, măng hốc, măng tre, măng nứa, măng vầu, măng sặt. Đó là những giống măng sẽ cho tỷ lệ ngọn cao khi vào mùa, phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây, được thị trường ưa chuộng. Khi bắt tay vào thực hiện phát triển mô hình, người nông dân ở Hạ Hòa nhận thấy, trồng cây lấy măng là cách làm hay khi vốn ban đầu bỏ ra thấp hơn nhiều so với các mô hình khác, cây măng cũng không cần nhiều phân bón và công chăm sóc như các loại cây trồng khác. Đồng thời, tỷ lệ măng giống khi trồng sẽ đảm bảo sống cao, phát triển nhanh khi gặp độ ẩm, khi trồng măng, người dân có thể tận dụng tối đa các diện tích đất bỏ hoang, đất đồi núi thấp, đất ven ruộng hay trong vườn nhà vì các giống măng hoàn toàn thích nghi với các loại đất nói trên. Trong quá trình chăm sóc măng, người dân chỉ cần phát quang xung quanh gốc măng, dùng rơm rạ, rác mùn đắp xung quanh gốc để tạo độ ẩm cho măng. Măng giống sinh trưởng và phát triển đều đặn từ 1-1,5 năm là có thể cho thu hoạch măng lấy ngọn.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Hạ Hòa mỗi mùa sẽ có một loại măng cho lấy ngọn riêng. Cụ thể là vào dịp cuối năm cho đến sau tết, sẽ có giống măng vầu, măng sặt vốn là những loại măng đặc sản của vùng này. Vào thời điểm đầu mùa, giá măng sặt lên tới 30.000đ/kg, măng vầu 25.000đ/kg, đây là những loại măng được thị trường vùng xuôi đặc biệt ưa chuộng. Còn vào dịp hè, người dân Hạ Hòa đẩy mạnh việc thu hoạch và bán ra thị trường các loại măng như măng điền trúc, măng mai, mạnh tông, măng bì, măng hốc. Những loại măng này duy trì trong thời gian 3-4 tháng mới hết. Vào thời điểm giữa mùa, giá các loại măng trên duy trì từ 10-15 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, căn cứ vào hiệu quả kinh tế, đa số các hộ dân ở Hạ Hòa nhận thấy, giống măng mạnh tông là loại măng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Một khóm măng mạnh tông đã thu hoạch có thể cho từ 2-2.5 tạ măng tươi/vụ. Đây là giống măng ưa đất ẩm, nhiều mùn, ngọn to, nặng cân, mọc nhiều ngọn trên một gốc, ăn mềm, thơm, ngọt và được thị trường ưa chuộng cao. Vì thế, trên địa bàn huyện Hạ Hòa hiện nay, mạnh tông là giống măng được các hộ nông dân trồng với quy mô lớn, bán ra thị trường với khối lượng măng cao khi vào mùa. Cùng với măng mạnh tông, vào dịp cuối hè, đầu thu, măng nứa trước đây mọc hoang trên rừng thì nay đã được quy hoạch, trồng nhân rộng thành từng đồi lớn để lấy măng phục vụ cho tiêu thụ.

Tại xã Ấm Hạ, một địa phương được coi là “vựa” măng của huyện Hạ Hòa trong nhiều năm gần đây, thu nhập từ măng lấy ngọn là một hướng phát triển kinh tế hiệu quả của người dân. Tại đây, tận dụng diện tích đồi núi thấp, trồng xen canh cây lấy gỗ, cây chè, nhiều hộ dân đã phát triển diện tích đồi măng mạnh tông, măng nứa, măng sặt và giống măng điền trúc cho tỷ lệ ngọn cao. Vào mùa này, măng mạnh tông và măng nứa ra ngọn nhiều, người dân thu hoạch măng hằng ngày và cung cấp ra thị trường xa như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định…Nhiều thương lái về tận đây đặt hàng với khối lượng măng tươi lớn. Không chỉ bán măng ngọn tươi, nhiều hộ còn phơi khô, cung cấp măng khô vào dịp tết. Nhờ có mô hình trồng măng lấy ngọn nên nhiều hộ dân ở Ấm Hạ nói riêng và Hạ Hòa nói chung có thu nhập từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng vào vụ thu hoạch măng. Đây là nguồn thu nhập đáng kể từ kinh tế nông nghiệp của người nông dân nơi đây. Được biết, trong thời gian tới đây, mô hình trồng măng lấy ngọn sẽ được người dân Hạ Hòa nhân rộng và phát triển vì qua nhiều năm thực hiện cho thấy đây là cách làm giàu chính đáng của người nông dân Hạ Hòa.

Theo hoinongdan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 393

Máy chủ tìm kiếm : 44

Khách viếng thăm : 349


Hôm nayHôm nay : 39113

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 490588

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70717903