14:29 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Từ lời nhắc của Thủ tướng: Nhận diện khâu yếu trong nông nghiệp

Thứ năm - 11/05/2017 05:17
Ý kiến chuyên gia cho rằng các cơ quan quản lý đang thiên về mục tiêu thúc đẩy sản xuất, tăng nguồn cung, trong khi ít lưu tâm đến thị trường tiêu thụ nông sản và đây là nguyên nhân chính dẫn tới những cuộc khủng hoảng thừa thịt lợn, dưa hấu…
TS Đặng Kim Sơn cho rằng chúng ta đang quá coi trọng việc phát triển sản xuất mà ít quan tâm tới thị trường tiêu thụ.

TS Đặng Kim Sơn cho rằng chúng ta đang quá coi trọng việc phát triển sản xuất mà ít quan tâm tới thị trường tiêu thụ.

Chuyên gia kinh tế, TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) nhấn mạnh điều này khi trao đổi với phóng viên về giải pháp cho cuộc “khủng hoảng” thịt lợn hiện nay.

Tại phiên họp Chính phủ mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các cơ quan chức năng nghiên cứu các giải pháp để không tái diễn tình trạng rớt giá mạnh các mặt hàng nông sản như thịt lợn, dưa hấu… Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh các giải pháp về thị trường, không để người nông dân bị động chạy theo thị trường dẫn đến thua thiệt lớn như trong nuôi lợn hiện nay. Ngay cả việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao cũng cần đặc biệt chú ý thị trường tiêu thụ.

Theo TS Đặng Kim Sơn, lâu nay chúng ta vẫn chưa xử lý  được tận gốc vấn đề, vì nếu xử lý được thì các cuộc khủng hoảng thừa đã không liên tiếp xảy ra. Việc thương lái Trung Quốc chèn ép và đột ngột dừng mua cũng không phải nguyên nhân chính, vì đối với bất kỳ thị trường nào, nếu các cơ quan chức năng vẫn giữ cách thức quản lý như hiện tại thì không thể tránh khỏi “kịch bản xấu” lặp lại.

 Vị chuyên gia cho rằng, trong nhiều lĩnh vực kinh tế hiện nay, cách thức quản lý của các cơ quan chức năng vẫn chưa có nhiều sự khác biệt mang tính đột phá so với của thời kỳ kinh tế kế hoạch, đặc biệt trong điều tiết và ra chính sách kinh tế. “Bước vào giai đoạn xây dựng cơ chế thị trường hiện đại nhưng chúng ta vẫn quá nặng về mục tiêu làm thế nào đảm bảo tăng trưởng kinh tế, làm thế nào để phát triển sản xuất, tóm lại là chỉ lo phát triển lượng cung”, ông Đặng Kim Sơn nói. 

Điều này thể hiện ở ngay trong cơ cấu bộ máy tổ chức. Bộ NN&PTNT cũng như các bộ kinh tế khác, hầu hết các cục, vụ, viện lo quản lý, thúc đẩy khâu sản xuất, nhưng chỉ có rất ít đơn vị lo việc bán hàng, phát triển thị trường, hầu như không có ai nghiên cứu thị trường. Về nhân lực cũng tương tự, phần lớn cán bộ trong ngành là các kỹ sư sản xuất, rất ít người có chuyên môn về mảng sau thu hoạch, tiêu thụ, thị trường.

“Vì vậy, ngay từ khâu xây dựng chiến lược, chính sách, qui hoạch lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, thống kê, lập báo cáo, đến đánh giá kết quả, dường như chúng ta đang quá coi trọng thúc đẩy cung. Chỉ lo “đạt chỉ tiêu”, “đúng thời vụ”, “đúng kỹ thuật”, đảm bảo diện tích mà chưa quan tâm đến “đúng nhu cầu”, sát sao giữ được giá, đảm bảo trước bán được hàng. Toàn ngành đẩy mạnh sản xuất, các địa phương cũng chạy theo số liệu sản lượng nông sản để đánh giá thành tích. Hiện nay, rất nhiều mặt hàng quy mô sản xuất đã vượt quá diện tích qui hoạch mà chúng ta không có cách nào điều tiết nổi. “Điều này đương nhiên sẽ dẫn tới thừa cung”, ông Đặng Kim Sơn khẳng định.

 Ông Đặng Kim Sơn kiến nghị, một nhà nước kiến tạo cần tạo môi trường để vừa phát huy được ưu thế của cơ chế thị trường, vừa khắc phục được những khiếm khuyết của nó, đồng thời vừa tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế chủ động ra quyết định và tự chịu trách nhiệm sản xuất kinh doanh. Vấn đề “trồng cây gì, nuôi con gì? trồng thế nào, nuôi ra sao?”, cán bộ không cần can thiệp vì cuối cùng nếu làm ăn thua lỗ, thì chính người nông dân, doanh nhân sẽ là đối tượng duy nhất chịu thiệt hại.

Cán bộ khoa học, chuyên gia, khuyến nông cũng chỉ “khuyến” thôi, không chỉ đạo. Theo ông Sơn, nếu cơ chế thị trường vận hành hiệu quả thì bản thân thị trường sẽ tự điều chỉnh trước những diễn biến bất thường. Nhà nước cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin, còn người sản xuất, kinh doanh sẽ sử dụng thông tin đó để ra quyết định một cách thận trọng và hợp lý nhất, từ đó giảm thiểu thiệt hại của nền kinh tế và của từng người sản xuất.

“Cái mà người dân cần nhất ở nhà nước lúc này là giúp họ nghiên cứu thị trường, cung cấp cho họ thông tin và định hướng về thị trường, như tiêu chuẩn, chính sách ở thị trường, kênh phân phối tiêu thụ của các nước…. Đó là điều vượt ra ngoài năng lực và khả năng trách nhiệm của họ. Nhưng hiện hầu như chưa có các tổ chức chuyên trách và chịu trách nhiệm trả lời những câu hỏi đó”, ông Đặng Kim Sơn nhận định.

Ông Đặng Kim Sơn đề xuất đã đến lúc phải tập trung hình thành các cơ quan chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, ngành hàng và hệ thống thông tin thị trường cho nông dân và doanh nhân Việt Nam. Kết quả nghiên cứu được công bố rộng rãi và dễ hiểu để giúp người dân chủ động ra quyết định đầu tư, thu hẹp, hoặc mở rộng quy mô kinh doanh, điều chỉnh ngành nghề

 Với nhiệm vụ quan trọng này TS Đặng Kim Sơn nhấn  mạnh: Tổ chức nghiên cứu thị trường không thể dùng cách quản lý đề tài khoa học công nghệ theo cách quan liêu. Trong cơ chế thị trường, thông tin là đầu vào quan trọng của sản xuất, dòng thông tin phải chảy liên tục, nghiên cứu phải chạy theo yêu cầu của sản xuất, kinh doanh, nông dân và doanh nghiệp phải là khách hàng. Phải có cơ chế đặc thù cho hoạt động này nếu vẫn dùng ngân sách khoa học để đầu tư.

Giải pháp tốt nhất là áp dụng mô hình tổ chức đa dạng theo kiểu liên kết công tư (PPP). “Phần nghiên cứu thông tin mang tính chất cơ bản, phi lợi nhuận cho đông đảo nông dân thì Nhà nước phải làm, còn lại những thông tin đem lại lợi nhuận, “có thể ra tiền” thì nên trao quyền cho doanh nghiệp cùng tham gia làm”. Nguyên tắc này đặc biệt có tác dụng trong điều kiện nguồn ngân sách Chính phủ có hạn, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ưu đãi từ các nước đang thu hẹp dần do Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. PPP được xem là một giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút, giao quyền cho khu vực tư nhân được tham gia đầu tư vào loại hình thông tin thị trường – một loại hình dịch vụ công đang rất cần hiện nay.

“Chúng ta đã tìm hiểu, học hỏi nhiều mô hình tổ chức tốt, sẵn sàng để bắt tay tổ chức các lực lượng cần thiết từ kinh nghiệm các nước. Với tình hình hiện tại, nếu các đơn vị này được xây dựng đủ năng lực, được chú trọng đầu tư, phát triển đủ mạnh, có cơ chế hoạt động hợp lý thì sau vài năm có thể đủ mạnh để xây dựng một hệ thống thông tin thị trường đáng tin cậy với người sản xuất kinh doanh, đóng góp cho ngành một công cụ quan trọng giải quyết vấn đề thừa cung hiện nay”, ông Sơn tin tưởng.

Thu Hương/baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 199

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 196


Hôm nayHôm nay : 62410

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1204764

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71432079