12:42 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bà Thám “nông thôn mới”

Thứ bảy - 14/02/2015 02:12
Đó là tên gọi trìu mến của người dân dành cho người nữ trưởng thôn Đoài Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng.
 
Có lẽ hiếm nơi nào có cán bộ được dân tin, dân quý như bà Thám, nhất là trong việc bà đôn đáo cùng người dân xây dựng nông thôn mới (NTM).
Làn gió mới
Ngày Xuân, sắc cờ Tổ quốc đỏ rực tung bay trên khắp các trục đường làng ngõ xóm, thôn Đoài Khê như khoác lên mình một diện mạo mới. Trong bức tranh nhiều gam màu ấy có những ngôi nhà cao tầng còn thơm mùi sơn mới nằm giữa những vườn cây xanh mát, là những cổng ngõ được sửa sang lại và cả những gương mặt tươi vui, phấn khởi của người dân. Dẫn chúng tôi đi thăm những con đường trong thôn, bà Thám bồi hồi nhớ lại những ngày cả dân làng, bất kể đàn ông hay đàn bà từ già tới trẻ nô nức xắn tay bốc gạch, chở cát sỏi để làm đường vui như hội. Để hôm nay, khắp nơi ở Đoài Khê đều là những con đường bê tông sạch sẽ, từ trục chính đến các đường xương cá, ngõ ngách.

 
Bà Thám giới thiệu với lãnh đạo Thành phố về những tuyến đường bê tông mới.
Bà Thám giới thiệu với lãnh đạo Thành phố về những tuyến đường bê tông mới.
Trước đây, đường đi, lối lại trong thôn Đoài Khê hầu hết là đường đất. Hiếm lắm mới có đoạn được vỉa gạch nhưng cũng chỉ lát một khoảng ở giữa rộng chừng gần 1m, còn hai bên vẫn lầy lội. Mỗi khi trời mưa, chẳng ai muốn bước chân ra đường. Không những thế, hệ thống cống rãnh thoát nước hoàn toàn lộ thiên, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. May mắn khi Đảng, Nhà nước có chủ trương xây dựng NTM, vấn đề xây dựng đường giao thông nông thôn đã có cơ chế hỗ trợ. "Khi biết TP có chủ trương hỗ trợ xi măng, cát sỏi để làm đường bê tông, Chi ủy Chi bộ thôn đã họp bàn và quyết định không thể bỏ lỡ cơ hội này" - bà Thám hồ hởi cho biết. Thế là, ban lãnh đạo thôn mời từng tổ tự quản, các ngành, đoàn thể họp để phổ biến về chủ trương này và kêu gọi các gia đình trong thôn tham gia chung tay làm đường. Phương châm thực hiện là "ngõ nào ít hộ dân thì họp vào buổi trưa, ngõ nào nhiều dân thì họp vào buổi tối", làm sao phủ kín toàn bộ thôn để tất cả mọi người đều được biết và đóng góp ý kiến. Bà Thám chia sẻ, quá trình vận động người dân không hề dễ dàng, thậm chí có người còn phản đối bằng những lời lẽ khó nghe như "xi măng thừa, ế mới mang đến, định lừa dân à?". Không nản chí, cấp ủy thôn Đoài Khê phân công nhau đến từng ngõ để tham dự các cuộc họp, giải thích cho dân hiểu, rồi mời các tổ chức đoàn thể như Người cao tuổi, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Nông dân tham gia vận động, phá tan những nghi ngờ, hiềm khích cá nhân.
Mưa dần thấm lâu, toàn Đảng toàn dân đồng lòng nhất trí tham gia góp công, góp của làm đường bê tông với khí thế hừng hực. Cát sỏi, xi măng tập kết trên triền đê như một “đại công trường”, xã phân cho thôn nào bao nhiêu là thôn nấy cắt cử người ra chuyên chở ngay về làng. Có những cụ già ở tuổi ngoài bảy mươi vẫn xăng xái ghé vai kéo xe cải tiến chở vật liệu đi phăm phăm. Cánh thanh niên, trẻ nhỏ cũng làm việc, chẳng nề hà nặng nhọc. Cái khí thế ấy như làm sống lại một thời hăng say lao động sản xuất tập thể trong hợp tác xã ngày xưa. Với sự vào cuộc tích cực của người dân, chỉ trong vòng hơn 30 ngày, thôn Đoài Khê đã hoàn thành bê tông hóa 32 ngõ ngách, rộng từ 2 - 4m và dài hàng vài cây số. Trong đó, người dân đóng góp trên 5.000 ngày công, trị giá 780 triệu đồng.
Miệng nói tay làm
Tết Ất Mùi năm nay, bà Nguyễn Thị Thỏa, thôn Đoài Khê lên thượng thọ 70 tuổi. Cuộc đời bà đã từng trải qua nhiều nỗi gian truân, vất vả, buồn vui của cuộc sống, song nhìn thấy hình dáng NTM bây giờ, bà cảm thấy vô cùng mãn nguyện. Bà Thỏa tâm sự, NTM đã mang lại diện mạo khang trang cho xóm làng mà có lẽ chỉ trong giấc mơ người nông dân mới dám nghĩ tới. Những con đường, cống rãnh, ao hồ bẩn thỉu trước đây, nay đã được thay bằng những vườn hoa, khu vui chơi sạch sẽ. Nói về những đổi thay ấy, bà Thỏa không quên nhắc tới vai trò rất lớn của vị nữ trưởng thôn Nguyễn Thị Thám. “Bà Thám luôn tham công tiếc việc, chẳng ngại khó ngại khổ xắn tay cùng Nhân dân nên việc gì cũng trôi chảy, tệ nạn trong xóm giảm hẳn, đời sống Nhân dân đổi thay rõ rệt” – Bà Thỏa cho hay.
Chia sẻ về bí quyết thành công trong vận động người dân tham gia xây dựng NTM, bà Thám cho biết, người lãnh đạo phải quyết tâm, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội, nhiệt huyết với công việc và đặc biệt là "nói phải đi đôi với làm", chứ không chỉ tuyên truyền suông. Có lẽ, người dân Đoài Khê sẽ chẳng bao giờ phai nhạt ấn tượng về người nữ trưởng thôn gần 60 tuổi vẫn phăm phăm đội đá, đội sỏi trộn bê tông làm đường. Người Phó trưởng thôn xách vữa, Bí thư Chi bộ cầm bay xây xây, trát trát. Đó là những hình ảnh thuyết phục nhất để người dân tin tưởng và tham gia chung tay xây dựng NTM. Nhấn mạnh tới một yếu tố cốt lõi khác dẫn tới thành công, bà Thám cho rằng không thể không nhắc tới cách làm dân chủ và công khai. Theo đó, sau khi bàn bạc kỹ lưỡng, các ngõ xóm triển khai làm đường tới đâu ghi chép đầy đủ đến đó, bảng chấm công đặt ngay ở đầu ngõ. Ai tham gia bao nhiêu công, ai ủng hộ cái gì, số lượng bao nhiêu cũng được cập nhật hàng ngày, dù chỉ là gói chè, cân đường hay két bia. Ngay cả việc chi tiêu cũng được tính toán chi li, kể cả mua 5.000 đồng tiền nước cũng được ghi chép và dán công khai. Thế là chẳng ai bảo ai, mọi gia đình đều tham gia đóng góp, nhà ít thì vài trăm ngàn đồng, nhà nhiều lên tới vài chục triệu đồng. Nhà nào không tham gia được công lao động thì đóng tiền 150.000 - 200.000 đồng/ngày công. Rồi những gia đình có con em lấy chồng xa nhân dịp này cũng ra sức kêu gọi huy động nguồn lực. Góp gió thành bão, có những ngõ xóm huy động được tới 20 triệu đồng tiền mặt.
Đường lớn đã mở, số cát sỏi còn thừa, bà Thám lại đi từng nhà vận động bà con góp công, góp sức để đổ bê tông đường đi lối lại trong khu nghĩa trang Nhân dân, tạo cảnh quan văn minh, sạch đẹp. Chưa hết, bà còn tiếp tục vận động các hộ gia đình thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang, lễ hội, mừng thọ, đảm bảo VSMT, không nuôi chó thả rông… Đến nay, tất cả đều đang dần đi vào nền nếp và Đoài Khê trở thành một trong những điểm sáng của huyện Đan Phượng về xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư. Điều quan trọng là những kết quả đạt được của thôn đã góp một phần lớn để xã Đan Phượng được TP công nhận là xã đạt chuẩn NTM.

Thiên Tú
Theo ktdt.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 205

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 204


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 265518

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73312489