05:29 EST Thứ hai, 06/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cánh đồng lớn lúa Nhật

Thứ năm - 02/07/2015 20:54
Vùng tứ giác Long Xuyên (Kiên Giang) có diện tích đất lớn, nhiều nông dân, DN đã mạnh dạn đầu tư xây dựng cánh đồng lớn (CĐL) chuyên trồng lúa Nhật, tạo mối liên kết trong SX và tiêu thụ nông sản.
Thu hoạch lúa Nhật trồng theo mô hình CĐL của nông dân Nguyễn Thành An

Thu hoạch lúa Nhật trồng theo mô hình CĐL của nông dân Nguyễn Thành An

Vụ HT 2015, Cty CP Nông lâm nghiệp Phan Minh Kiên Giang đầu tư làm CĐL (tại huyện Hòn Đất, Kiên Giang) với diện tích 400 ha, trong đó có 300 ha lúa Nhật.
Ông Nguyễn Trung Tín, GĐ Cty cho biết: “Toàn bộ diện tích trồng lúa Nhật, chúng tôi liên kết với Cty Suna (Chi nhánh Cần Thơ) để phát triển SX”.
Theo đó, phía Cty Suna sẽ đầu tư giống (Japonica - ĐS1), phân bón, thuốc BVTV, chuyển giao quy trình SX và bao tiêu đầu ra.
“SX theo hướng liên kết này, chúng tôi khá yên tâm, nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm. Có hai hình thức bao tiêu, theo giá cố định 6.000 đ/kg lúa thương phẩm hoặc giá thị trường có bảo hiểm giá sàn. Khi có giá cả đầu ra ổn định, người SX sẽ chủ động trong việc đầu tư, định mức năng suất cần đạt được sao cho hiệu quả nhất, chứ không cần chạy theo sản lượng”, ông Tín tâm sự.
Để hình thành CĐL hàng trăm ha giữa vùng TGLX, Cty Phan Minh đã đầu tư nguồn vốn hơn 50 tỷ đồng san lấp mặt bằng (từ đất rừng tràm đã khai thác), làm hệ thống kênh mương, bờ bao, kéo lưới điện và xây dựng trạm bơm…
Tương tự, Cty TNHH Kiên Dũng (Hòn Đất) cũng mạnh dạn liên kết đầu tư SX 200 ha lúa Nhật trong vụ HT này theo quy mô CĐL. Đơn vị hợp tác là Cty TNHH Trung An (Thốt Nốt, TP Cần Thơ) sẽ đầu tư giống, vật tư nông nghiệp, kỹ thuật canh tác và bao tiêu sản phẩm.
Ông Trần Đạt Duy, TGĐ Cty TNHH Kiên Dũng cho biết: “Đây là vụ đầu tiên chúng tôi tham gia SX lúa Nhật, nếu thành công thì vụ thu đông và đông xuân tới sẽ nâng diện tích lên 363 ha và đến năm 2016 sẽ chuyển toàn bộ diện tích sang CĐL là 763 ha.
Hiện chúng tôi đã ký hợp đồng hợp tác với Cty Trung An đến năm 2025, để phát triển SX lúa Nhật theo quy trình công nghệ cao, khép kín, nhằm tạo ra sản phẩm gạo hữu cơ sạch, phục vụ xuất khẩu”.
Ông Nguyễn Thành An, một nông dân đang canh tác 220 ha đất tại (xã Nam Thái Sơn, Hòn Đất), cũng mạnh dạn đưa lúa Nhật và SX mấy năm nay. Để thực hiện mô hình CĐL, ông An đã liên kết hoặc ký kết hợp đồng phát triển vùng nguyên liệu cho nhiều Cty như Angimex - Kitoku (An Giang) để trồng lúa Nhật, Trung An (TP Cần Thơ), Giống cây trồng miền Nam để làm lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP…
"Trách nhiệm của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương là tạo điều kiện thuận lợi cho DN và nông dân thực hiện tốt các mô hình liên kết theo tinh thần quyết định của Thủ tướng Chính phủ về SX, tiêu thụ nông sản", ông Thịnh nói.
Theo ông An, làm lúa theo chương trình liên kết nông dân có nhiều cái lợi, được đầu tư lúa giống, vật tư phân bón, thuốc BVTV và quan trọng nhất là đầu ra luôn ổn định.
Ông An chia sẻ: “Có đơn vị ký hợp đồng đầu tư cho chúng tôi đối với phân bón là 1 triệu đ/công, thuốc BVTV 1,25 triệu đ/công và bao tiêu đầu ra theo 2 hình thức: giá cố định 5.600 đ/kg lúa tươi tại ruộng hoặc bao giá trọn gói 6 triệu đ/công nếu làm theo quy trình của họ. Với giá cả đầu ra ổn định như vậy, nông dân sẽ tính toán được mức lợi nhuận của mình và không sợ gặo rủi ro khi thị trường có biến động”.
Trong chuyến khảo sát về mô hình CĐL tại Kiên Giang, trong đó có mô hình trồng lúa Nhật, TS Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NN-PTNT) đánh giá cao về cách làm theo hướng liên kết này.
Theo ông Thịnh, mục tiêu thực hiện chính sách liên kết là nhằm hài hòa lợi ích giữa các bên trong chuỗi SX lúa gạo. Trong đó, DN xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, còn nông dân thì tiêu thụ sản phẩm thuận lợi với giá cả tốt hơn.
Để làm được việc này thì DN phải đặt hàng nông dân SX hàng hóa thông qua việc cung cấp giống, hỗ trợ khoa học kỹ thuật, máy móc cơ giới và bao tiêu đầu ra cho bà con.
Ngược lại, nông dân phải có trách nhiệm thực hiện đúng loại giống, quy trình canh tác và các điều khoản trong hợp đồng. Khi thị trường có biến động thì các bên phải giữ đúng chữ tín, không vì lợi ích trước mắt mà tự ý phá vỡ hợp đồng.
Theo: nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 161


Hôm nayHôm nay : 24945

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 170818

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73217789