11:33 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chăn nuôi đối mặt vỡ nợ, “đại gia” cũng khóc

Thứ năm - 19/07/2012 20:57
Giá xuất chuồng tụt dốc, sức mua giảm mạnh, trong khi ngân hàng siết chặt vốn, “ngại” cho vay... nên nhiều hộ chăn nuôi đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ.

“Đại gia” cũng khóc

Ngày 17.7, trao đổi với NTNN, ông Nguyễn Tích Phương- Giám đốc Công tyTNHH Phương Hiền (xã Hoàng Văn Thụ, Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết, trên địa bàn huyện có khoảng 400 - 450 trại gà công nghiệp, mỗi trại có khoảng 7.000 con gà.

Tuy nhiên, do giá thị trường không ổn định trong khi chi phí tăng cao, nên đa số trại đều bị thua lỗ, bán dưới giá thành từ 6.000 - 8.000 đồng/kg. Bình quân một hộ chăn nuôi lỗ từ 100 - 120 triệu đồng.

Chi phí cao, giá bán sản phẩm thấp, nhiều hộ chăn nuôi sắp vỡ nợ.

Ông Vũ Đình Truyền - Giám đốc Công ty Chăn nuôi Tiên Phương (Chương Mỹ, Hà Nội) cũng không giấu được lo âu cho hay, với nguồn cung dồi dào nên tư thương liên tục ép giá người chăn nuôi. Để sản xuất một con gà trắng, doanh nghiệp phải chi phí 25.000 đồng/kg, nhưng tư thương ép giá thu mua chỉ còn 22.000 đồng.

Ông Truyền cho biết, không chỉ riêng công ty của ông mà hầu hết trang trại chăn nuôi tại địa phương đã lỗ từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Riêng Công ty Tiên Phương chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng đã lỗ gần 1,5 tỷ đồng.

Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại, ông Lê Văn Mẽ-Giám đốc Xí nghiệp Chăn nuôi lợn Phú Sơn, ở xã Bắc Sơn, huyện Thống Nhất (một doanh nghiệp chăn nuôi lớn ở Đồng Nai với đàn lợn thịt luôn ổn định khoảng 30.000 con và 3.800 lợn nái) buồn bã thông tin: Giá lợn liên tục xuống thấp từ mấy tháng nay làm cho người chăn nuôi điêu đứng.

“Riêng tại xí nghiệp của chúng tôi, lợn giống tự sản xuất ra được để nuôi lợn thịt thương phẩm mà cũng bị lỗ khoảng 5.000 đồng/kg, tính ra mỗi tháng xuất bán 200 tấn thì bị lỗ đến 1 tỷ đồng. Còn những doanh nghiệp mua lợn giống mà giá heo giống lại lên cao thời điểm này, thì khi xuất chuồng lợn thịt, sẽ bị lỗ khoảng 10.000 - 12.000 đồng/kg…”.

Ngân hàng “bỏ rơi” người chăn nuôi?

Theo ông Mẽ, trong lúc nước sôi lửa bỏng như hiện tại, ngân hàng cũng không dám cho người nuôi vay vốn. “Quản lý tiền thì họ phải có biện pháp để bảo toàn đồng vốn, họ biết chắc là người vay khó trả nổi thì ai lại đi cho vay. Còn các biện pháp nhằm cứu người chăn nuôi trụ được, thời điểm này Nhà nước cũng chưa làm được gì”- ông Mẽ nói.

Thực tế, ở HTX Chăn nuôi Cổ Đông (Sơn Tây, Hà Nội), hàng trăm trang trại đang đứng trước nguy cơ “sập tiệm”. Chủ trang trại gà Lâm Hoài có với quy mô hàng chục vạn gà đẻ tâm sự: “Giá trứng giảm gần một nửa, thậm chí không xuất bán được, ngân hàng thì đòi nợ, chúng tôi không biết xoay xở kiểu gì”.

Theo tính toán của chủ trại gà này, 4 tháng qua ông đã lỗ hơn 10 tỷ đồng. Trong HTX Chăn nuôi Cổ Đông, nhiều chủ trang trại phải góp vốn để trả nợ, dãn nợ ngân hàng cho nhau.

“Chúng tôi hoạt động với quy mô lớn hàng trăm trang trại, nhưng vẫn phải vay ngân hàng với lãi suất từ 17 - 20%. Nếu 1- 2 tháng tới, đến kỳ đáo hạn mà không lo đủ tiền trả, ngân hàng không tiếp tục cho vay thì khó tránh khỏi nguy cơ phá sản”- ông Nguyễn Văn Chiến - Chủ nhiệm HTX cho biết.

Mang bức xúc và cả lo âu của người chăn nuôi về việc chậm được hỗ trợ, “giải cứu” đến gặp ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), ông cũng không giấu được sự lo lắng.

Ông Nguyễn Thanh Sơn- Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho rằng thị trường chăn nuôi tại Việt Nam đang thiếu tính liên kết, xu hướng thị trường lại luôn tạo ra những bất lợi cho người chăn nuôi, nhất là giá không ngừng biến động. Điều này dẫn đến nghịch lý: Trong khi giá bán tại các chuồng liên tục giảm thì giá bán đến tay người tiêu dùng lại ở mức cao.

Ông Sơn cho rằng, thời điểm này Chính phủ cần có nhiều biện pháp tức thì để tháo gỡ khó khăn, trong đó đặc biệt có những giải pháp về tín dụng.

Theo ông Sơn, Bộ NNPTNT đã đề xuất Chính phủ cho phép thực hiện gói hỗ trợ 6.000 tỷ đồng cho các trang trại chăn nuôi, doanh nghiệp chế biến giết mổ.

Theo ước tính của Cục, hiện có khoảng 3.000 trong tổng số 6.020 trang trại lớn có nhu cầu vay vốn để đáo nợ hoặc vay mới. Gói hỗ trợ này nếu được triển khai sẽ giúp các trang trại đáo nợ, dãn nợ cho các khoản vay cũ; hỗ trợ lãi suất tiền vay đầu tư cho chăn nuôi mà các trang trại đã vay trong khoảng 2 năm (từ tháng 7.2012 đến tháng 7.2014). Đồng thời, hỗ trợ cho các trang trại vay mới với lãi suất dưới 10%/năm để tái phát triển chăn nuôi.

(Còn nữa)

Theo danviet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 218

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 213


Hôm nayHôm nay : 52289

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1057991

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72740700