11:42 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyện cái giếng làng

Thứ ba - 09/06/2015 04:55
Giếng làng từng là nơi người dân ở các thôn xóm xưa kia sử dụng để lấy nguồn nước sinh hoạt. Ngày nay, dù chức năng đó không còn, nhưng chiếc giếng vẫn có giá trị lịch sử rất lớn, nên trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều nơi đã tập trung xây dựng, tu bổ giếng làng.
Cách làm của thôn Ngũ Lão, xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư (Thái Bình) là một ví dụ điển hình. Ông Trịnh Văn Hễ- người trong thôn, năm nay xấp xỉ 90 tuổi chia sẻ: “Cái giếng này xưa kia là nguồn nước phục vụ ăn uống, sinh hoạt của cả làng với mấy trăm khẩu”. Cũng vì thế, người dân làng Ngũ Lão yêu quý và giữ gìn giếng làng như máu thịt. Không chỉ vì nó là nguồn nước nuôi sống bao thế hệ mà còn vì nó chứa đựng nhiều kỷ niệm và nhiều tầng lớp giá trị văn hóa. 
Giếng làng đã được người dân Ngũ Lão khôi phục lại. Ảnh: Khắc Duẩn
Giếng làng đã được người dân Ngũ Lão khôi phục lại. Ảnh: Khắc Duẩn
Khoảng gần cuối những năm 1999-2000, khi đời sống của nhân dân có phần được nâng lên, rất nhiều nhà đã xây được nhà mái bằng, bể nước mưa. Đó cũng là lúc dân trong làng Ngũ Lão không sử dụng nước giếng làng nữa. Cùng với đó là ý thức về bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cho giếng làng bị mọi người lãng quên. Một số hộ sinh sống gần giếng cũng tha hồ đổ nước thải sinh hoạt,  rác thải chăn nuôi xuống giếng làng làm cho nguồn nước đen đặc, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Bà Vĩ, một người sinh sống ở gần giếng làng cho hay: “Đã có một vài lần, nhiều bà con trong thôn làm cuộc “cách mạng” để cứu giếng nhưng không thành”. 

Anh Đặng Châu Giang – một người hăng hái nhất trong phong trào “cứu giếng” chia sẻ: “Khi nhà nước có chủ trương xây dựng NTM về thôn xóm, bà con ai cũng háo hức. Việc đầu tiên bà con mong muốn được góp công, góp của, góp sức để làm là đường giao thông và khôi phục cái giếng làng. Bà con giao cho thanh niên lên kế hoạch, phương án thực hiện.” Vậy là người góp 50, người 100 ngàn, nhà có điều kiện thì vài triệu đồng... để thanh niên thuê máy, huy động nhân lực nạo vét, thay nước, kè ốp xung quanh, xây thành giếng, làm cầu, trồng cây xanh xung quanh giếng làng. Từ một cái vũng nước tù đọng, bẩn thỉu không ai dám đến gần, giếng làng lại trong xanh và đẹp như trong cổ tích. 

Khôi phục thành công cái giếng còn là bài học về sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Bởi nếu không đoàn kết thì không thể có gần trăm triệu đồng để cải tạo giếng và không thể đấu tranh giành lại đất cho giếng làng cũng như cùng nhau bảo vệ giữ gìn cho giếng trong-sạch-đẹp.

 

Theo Danviet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 192

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 189


Hôm nayHôm nay : 55659

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 319222

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73366193