22:44 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 25/08/2016 05:02
Cùng với “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, các cấp Công đoàn Thủ đô đã tuyên truyền, vận động công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) ủng hộ hàng trăm tỷ đồng và vật tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn. Sự tham gia tích cực đó của các cấp Công đoàn trong 5 năm 2011-2016 đã góp phần làm cho diện mạo nông thôn Thủ đô đổi thay, đời sống nông dân được nâng cao.

 

Công trình kiên cố hóa kênh mương theo tiêu chí NTM huyện Đan Phượng, có sự góp sức của tổ chức Công đoàn.

Bà Lê Thị Biên (cựu TNXP ở xã Cổ Loa) rất vui vì được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh trao tặng Mái ấm Công đoàn. Tuổi cao, hoàn cảnh khó khăn, có được ngôi nhà khang trang là niềm mong ước bấy lâu của bà. Món quà này là sự góp sức của cán bộ, đoàn viên các cấp Công đoàn huyện Đông Anh nhằm ủng hộ cuộc vận động “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Chủ tịch LĐLĐ huyện Phan Thanh Dũng cho biết, thời điểm bắt đầu xây dựng nông thôn mới (NTM), các xã trên địa bàn huyện Đông Anh chỉ đạt 8-12 tiêu chí; một số tiêu chí rất khó thực hiện như: Quy hoạch, huy động nguồn lực để đầu tư hạ tầng xã hội, giảm hộ nghèo… Để chung tay với nhân dân, trong 5 năm qua, LĐLĐ huyện đã vận động CNVCLĐ, doanh nghiệp ủng hộ được gần 190 tỷ đồng, mua tặng máy cấy cho nông dân 6 xã hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa; hỗ trợ xây dựng nhà, cơ sở hạ tầng; tập huấn chuyển giao kỹ thuật, tặng bò sinh sản giúp các hộ nghèo vươn lên, thúc đẩy tiến độ hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM của địa phương.

Để nâng cao giá trị thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, LĐLĐ huyện Thạch Thất vận động đoàn viên, CNVCLĐ đẩy mạnh phong trào sáng kiến, sáng tạo, thí điểm mô hình mới trong sản xuất như: Mô hình 3 hécta hoa ly trái vụ tại xã Đại Đồng, 5 hécta ớt xuất khẩu xã Tiến Xuân và xã Yên Bình, 55 hécta rau an toàn ở các xã Hương Ngải, Dị Nậu, Yên Bình… cho hiệu quả cao. Còn tại huyện Gia Lâm, Chủ tịch LĐLĐ huyện Nguyễn Tuấn Khanh cho biết, đã phối hợp với Học viện Nông nghiệp Hà Nội, Viện Nghiên cứu rau quả, chuyển giao các giống lúa, rau chất lượng cao vào sản xuất, chuyển đổi mô hình sản xuất cây trồng, đưa vườn ra đồng trên quy mô trang trại vừa và nhỏ... 

Nhờ tích cực vận động xây dựng “Mỗi làng một nghề, một sản phẩm hàng hóa điển hình”, LĐLĐ huyện đã phát triển và tìm được hướng đi bền vững cho các nông sản chủ lực của địa phương như ổi bốn mùa của xã Đông Dư; rau an toàn ở các xã Văn Đức, Lệ Chi, Đặng Xá... Trong khi đó, hoạt động tiêu biểu của LĐLĐ huyện Đan Phượng là vận động đoàn viên đã ủng hộ 212 triệu đồng, hơn 400 ngày công lao động, đảm nhận và hoàn thành 9 đoạn đường ngõ, xóm ở 8 xã... Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Nguyễn Tất Thắng khẳng định, những nỗ lực của các cấp Công đoàn huyện đã góp phần đáng kể để Đan Phượng trở thành huyện NTM của thành phố.

Những cách làm sáng tạo, thiết thực phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn của các cấp Công đoàn thành phố đang được minh chứng bằng những kết quả cụ thể. Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Đặng Minh Thuần cho biết, trong 5 năm qua, đông đảo CNVCLĐ, các đơn vị, doanh nghiệp đã góp công sức, tiền của hỗ trợ xây dựng các điểm vui chơi cho trẻ em, trạm y tế và các công trình công cộng; chuyển giao khoa học kỹ thuật; khôi phục, phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống... Những việc làm này đã và đang thúc đẩy kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn phát triển khá, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được cải thiện; đưa 201/386 xã của Hà Nội đạt chuẩn NTM.
 
Từ năm 2011 đến nay, LĐLĐ thành phố đã vận động CNVCLĐ Thủ đô hỗ trợ 26 xã khó khăn xây 26 nhà trẻ, điểm vui chơi cho con em nông dân (trị giá 3,5 tỷ đồng); cải tạo 6 nhà lưu trú, 12 trường học, 3 trạm y tế xã (trị giá 2 tỷ đồng). Công đoàn các cấp đã triển khai 318 dự án cho các hộ gia đình giáo viên, cán bộ, công chức các xã vay vốn hơn 59 tỷ đồng phát triển kinh tế, góp phần khôi phục, phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống…
Theo Hà Nội mới
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông thôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 266

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 257


Hôm nayHôm nay : 62410

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1222580

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71449895