16:02 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đà Nẵng: Không muốn khai tử Bưu điện Văn hoá xã vì vướng tiêu chí nông thôn mới

Thứ bảy - 29/03/2014 22:08
Mặc dù các điểm Bưu điện Văn hóa xã (BĐVHX) tại Đà Nẵng hoạt động không hiệu quả nhưng Bưu điện và chính quyền địa phương không muốn khai tử vì sợ ảnh hưởng đến tiêu chí xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Điểm Bưu điện Văn hóa xã “có cũng như không”

Theo khảo sát của PV ICTnews tại 9 điểm BĐVHX của huyện Hòa Vang thuộc TP Đà Nẵng, hầu hết các điểm này đều có vị trí đắc địa ngay tại trung tâm xã, rất thuận tiện cho giao thông và người dân đến giao dịch. Tuy nhiên, cơ sở vật chất đã xuống cấp trầm trọng. Các lớp sơn tường đã hoen ố, bong tróc từng mảng, thậm chí có điểm BĐVHX không có biển hiệu, sách báo để lâu ngày phủ đầy bụi bặm....Số lượng người dân đến giao dịch tại các điểm BĐVHX chỉ đếm trên đầu ngón tay mỗi tháng. Một số điểm trở thành các điểm buôn bán linh kiện điện thoại, cung cấp dịch vụ internet, may mặc…

Tại điểm điểm BĐVHX Hòa Sơn hiện nay hoạt động với vai trò điểm truy cập dịch vụ Internet tư nhân.

“Mỗi điểm BĐVHX đều có một nhân viên trực với tần suất là 4 tiếng/ngày, 7 ngày/tuần. Nhân viên BĐVHX được hỗ trợ mỗi tháng 850 ngàn đồng. Việc tiền phụ cấp ít ỏi cộng với thời gian rảnh rỗi nhiều nên các nhân viên tìm cách tăng thêm thu nhập bằng cách mở một số dịch vụ”, một số nhân viên điểm BĐVHX than thở.

Ông Ngô Hễ, một người dân sinh sống cạnh điểm BĐVHX Hòa Ninh cho biết: “Chú vào trong mà xem. Cơ sở vật chất rất thảm: điện thoại bàn đã bị tháo rời, sách báo thì quá cũ, ngay cả điện thắp sáng cũng không có. Chị nhân viên trực tại đây suốt ngày chẳng thấy ai lai vãng nên mở cửa để vậy, rồi về...làm việc nhà. Ai cần gì thì cứ qua nhà riêng mà gặp”.

Điểm BĐVHX luôn trong tình trạng vắng tanh, có cũng như không.

Trong khi đó, bà Trương Thị Bình, nhà đối diện với điểm BĐVHX Hòa Sơn phân trần: “Ngày nay, người ta dùng điện thoại hết rồi ai gửi thư từ hay gọi điện thoại công cộng mà vào đó nữa chú. Gần đây nghe nói có dịch vụ thu tiền điện và phát lương hưu, nhưng tôi thấy hàng tháng có nhân viên nơi khác về thu, không phải người của điểm BĐVHX này. Suốt ngày có thấy ai ra vào gì đâu, nhân viên ở đó không có việc gì làm nên mở dịch vụ Internet kiếm thêm thu nhập”.

Không muốn “khai tử” các điểm BĐVHX?

Trao đổi với PV ICTnews, ông Trần Xuân Thu, Phó Giám đốc Bưu điện Đà Nẵng 4, cho biết: “Quả thực vài năm trở lại đây, việc kinh doanh của ngành Bưu điện gặp không ít khó khăn, riêng đối với các điểm BĐVHX thì còn khó khăn gấp bội. Nếu như trước đây người dân đến gọi điện, gửi tiền, thư từ nhộn nhịp bao nhiêu thì ngày nay càng vắng vẻ bấy nhiều. Các điểm BĐVHX tuy có đảm nhận thu tiền điện nhưng cũng không thu hút được nhiều người dân. Lương hưu hàng tháng có nhân viên của các bưu cục về phát nên các nhân viên BĐVHX không có nhiều việc để làm”.

Mặc dù xác nhận các điểm BĐVHX đều hoạt động không hiệu quả, tuy nhiên khi được hỏi có nên loại bỏ các điểm BĐVHX này theo định hướng của Bộ TT&TT hay không, thì ông Thu khẳng định: “Dù hoạt động không hiệu quả nhưng cần thiết phải duy trì các điểm BĐVHX này”.

 Cũng theo ông Thu, BĐVHX là điểm hoạt động công ích, phục vụ các dịch vụ BCVT và nhu cầu đọc sách báo cho người dân nông thôn. Hơn nữa, điểm BĐVHX là 1 trong 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới nên càng phải duy trì và phát triển.

Theo kiến nghị của ông Ngô Hễ, các cơ quan chức năng nên đầu tư hệ thống máy tính có kết nối Internet để người dân truy cập miễn phí, qua đó nâng cao dân trí cho người dân nông thôn. Nếu làm được điều này, không chỉ đỡ lãng phí cơ sở hạ tầng đã đầu tư mà còn có khả năng thu hút người dân thường xuyên đến với các điểm BĐVHX.

Ông Trần Kim Đính, Chủ tịch UBND xã Hòa Sơn cho rằng: “Việc các điểm BĐVHX có tồn tại nữa hay không là vấn đề của ngành Bưu điện. Trên thực tế, xã chỉ quản lý các điểm BĐVHX về mặt hành chính nên không có quyền can thiệp”.

Tuy nhiên, ông Đính băn khoăn: “Nếu xóa sổ các điểm BĐVHX thì sẽ ảnh hưởng đến tiêu chí về xây dựng nông thôn mới của xã. Vì vậy, nếu Bưu điện “khai tử” các điểm BĐVHX thì cũng phải đề xuất với Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí về nông thôn mới cho phù hợp với tình hình của các địa phương”. 

Tại cuộc họp giao ban quản lý nhà nước tháng 3/2014 vừa qua, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đã chỉ đạo Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cần khẩn trương quy hoạch lại hệ thống điểm BĐVHX. Đối với những điểm không phát huy hiệu quả, nên kiên quyết dẹp bỏ, tập trung nguồn lực củng cố những điểm còn lại  để phục vụ người dân.

 

Quang Mậu - Huỳnh Minh

Nguồn ictnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 76

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 75


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1206609

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72889318