14:22 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đầu tư trực tiếp xây dựng nông thôn mới đã thực sự tạo “cú hích”

Thứ năm - 13/12/2012 19:11
“Đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn không tạo lạm phát mà thực ra sẽ tạo sự kích cầu cho thị trường tiêu thụ để giải quyết các câu chuyện về sức mua. Thực sự, đầu tư cho nông nghiệp giai đoạn này hệ số lan tỏa sẽ cao hơn so với đầu tư ở các khu vực khác”. Tiến sỹ (TS) Lê Đức Thịnh – Trưởng bộ môn Thể chế nông thôn - Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) khẳng định khi trao đổi với phóng viên báo Kinh tế Việt Nam về nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn nói chung và chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) trong thời gian qua.
Đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn vẫn luôn được Chính phủ ưu tiên, trong đó có vấn đề đầu tư cho NTM. Theo ông, thời gian qua, đầu tư cho NTM đã xứng đáng hay chưa?
Năm 2008, Chính phủ có quyết đinh về Chương trình MTQG xây dựng NTM. Trong chương trình NTM, có 2 nguồn vốn đầu tư, đó là nguồn vốn đầu tư trực tiếp qua chương trình, nguồn vốn thứ 2 là lồng ghép qua các chương trình của Nhà nước. Từ 2010-2011 vốn đầu tư qua chương trình rất hạn chế. Trước đây chỉ đầu tư cho 11 xã làm thí điểm. Trong 2 năm 2011, 2012 mỗi năm đầu tư 1.700 tỷ đồng cho NTM. Trong đó, 1.000 tỷ đầu tư là nguồn vốn đầu tư phát triển (xây dựng hạ tầng nông thôn…); 700 tỷ đồng là nguồn vốn kinh tế sự nghiệp (chi cho hoạt động bộ máy, điều phối chương trình, khuyến nông, đào tạo, xây dựng mô hình…). Nếu làm phép tính chia cho tổng vốn đầu tư cho NTM là 1.700 tỷ chia cho 9.121 xã thì số vốn đầu tư bình quân cho mỗi xã chưa được 200 triệu đồng/năm. Điều này chứng tỏ vốn đầu tư trực tiếp qua chương trình quá nhỏ. Mặc dù Chính phủ đã cố gắng bố trí vốn cho chương trình NTM nhưng trên thực tế khó có thể bố trí vốn lớn hơn nguồn vốn này. Bởi vì, do số xã quá đông, nếu tăng 100 triệu đồng/xã thì tổng nguồn vốn đầu tư sẽ lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Nói như vậy, không có nghĩa Chương trình NTM chỉ dựa trên nguồn vốn đó mà còn có một loạt các nguồn vốn khác. Ví dụ như vốn đào tạo nghề cho lao động nông thôn, theo QĐ 1956, mỗi năm Chính phủ chi 1.200 tỷ đồng; Chương trình đầu tư có mục tiêu kiên cố hóa kênh mương, hiện đại hóa nông thôn, giống gia súc và cây trồng khoảng 2.500 tỷ đồng/năm. Và chính phủ chi khoảng 3.500 tỷ vào vấn đề bù thủy lợi phí. Bù lãi suất cho tạm trữ nông sản, mua máy móc sau thu hoạch, hỗ trợ đổi mới công nghệ làng nghề khoảng 3.000 tỷ đồng. Cộng các chương trình lại ta sẽ có con số tổng là 13.000 tỷ đồng/năm. Nếu có sự điều phối, lồng ghép tốt giữa các chương trình thì số vốn này sẽ thực sự có hiệu quả và giúp tháo gỡ được nhiều vấn đề nếu có đầu tư đúng trọng điểm.
Để đầu tư cho Chương trình NTM thì con số 1.700 tỷ là nhỏ nhưng trong tổng chương trình đầu tư nông nghiệp, nông thôn 13.000 tỷ đồng thì không còn là con số nhỏ nữa.
Vậy, theo ông, nguồn vốn đầu tư đó trong thời gian qua có được sử dụng hiệu quả?
Sử dụng hiệu quả hay không, câu trả lời rất khó. Theo tôi, vốn đầu tư cho chương trình NTM đã sử dụng khá tốt. Từ “vốn mồi” 1.700 tỷ đồng, rất nhiều địa phương đã huy động thêm nguồn từ nội lực, doanh nghiệp, người dân. Thứ 2, vốn đầu tư trực tiếp phát triển NTM (1.000 tỷ) thực sự được quản lý khá tốt, có cơ chế giám sát dân chủ. Còn vốn sự nghiệp (700 tỷ đồng), nhờ có vốn này mới xuất hiện một số cách làm mới về sản xuất hàng hóa. Nhìn chung, có 70 % số xã đã sử dụng tốt nguồn vốn này. Tuy nhiên, có 30% số xã như vùng khó khăn, miền núi vẫn còn đang lúng túng trước sự đầu tư nhỏ lẻ, không tập trung.
Tăng cường hiệu quả đầu tư của chương trình NTM, thời gian tới, chính sách đầu tư NTM cần điều chỉnh như thế nào cho hợp lý, thưa ông?
Theo tôi, trong đầu tư trực tiếp của NTM thực sự đã tạo ra “cú hích”, động lực ở những vùng, địa phương có tiềm năng. Việc đầu tiên là chống “dàn hàng ngang”, ví dụ: vẫn phải sửa đổi 19 tiêu chí cho phù hợp với vùng miền và thực tiễn. Bên cạnh đó cần phân loại xã để có sự đầu tư hợp lý, không nên “cào bằng” các xã, vùng như nhau. Xã đạt 3-4 tiêu chí phải có sự đầu tư khác xã đã đạt trên 10 tiêu chí. Tùy từng vùng xã mà có chế độ ưu tiên các tiêu chí khác nhau. Hơn nữa, trên bình diện vùng nên ưu tiên vùng nào trước, vùng nào sau và đầu tư có trọng điểm; xét xem trong vùng đó vấn đề nào cần ưu tiên trước chứ không thể bình quân vốn đầu tư.
Xét trên thực tế triển khai, nên xây dựng một loạt cơ chế phối hợp. Trong đó, hướng theo cơ chế cộng đồng quản lý đầu tư để huy động người dân cùng tham gia, hay như cơ chế tư nhân làm, nhà nước mua công trình. Đặc biệt, trong các chương trình chỉ đạo NTM, phải chi tiết hóa các văn bản hướng dẫn và nên hiệu chỉnh quy hoạch. Cuối cùng là xây dựng cơ chế phù hợp để các chương trình có thể lồng ghép được với nhau, tạo hiệu quả lớn về kinh tế.
Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, việc cắt giảm đầu tư công có ảnh hưởng đến đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn mà cụ thể là NTM?
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu, đa số các nhà nghiên cứu vẫn ủng hộ sự đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và cho rằng đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn không tạo lạm phát mà thực ra sẽ tạo sự kích cầu cho thị trường tiêu thụ để giải quyết các câu chuyện về sức mua. Thực sự, đầu tư cho nông nghiệp giai đoạn này hệ số lan tỏa sẽ cao hơn so với đầu tư ở các khu vực khác.
Theo tôi, với câu chuyện cắt giảm chi tiêu chống lạm phát, lạm phát không phải xuất phát mạnh ở đầu tư công ở nông thôn mà nằm  ở hiệu quả sử dụng vốn ở khu vực khác. Chỉ lạm phát khi vốn sử dụng không hiệu quả. Nhìn vào cơ cấu vốn đầu tư, chúng ta không nên cắt giảm đầu tư công mà nên tái cơ cấu, rà soát lại xem nơi nào đầu tư hiệu quả, nơi nào không./.
xin cảm ơn ông!
Hà Dũng thực hiện
(www.ven.vn)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 118

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 117


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1117499

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72800208