23:33 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ðầm ấm nơi “Nước sớm”

Thứ sáu - 31/01/2014 20:44
Cận Tết Giáp Ngọ, tôi lên huyện vùng cao biên giới Mường Khương. Đón tôi, anh Nông Văn Minh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện có ý mời du xuân đến xã Nậm Chảy.
Lần trước vào Nậm Chảy, tôi được nghe giải nghĩa Nậm Chảy là “Nước sớm” bởi đồng bào ở đây có phong tục đến ngày tết đi lấy nước suối đầu nguồn về nhà để cầu mong vạn vật sinh sôi, người người khỏe mạnh và đón lộc đầu năm.
Mới chạm vào nơi “Nước sớm”, rất dễ nhận thấy có gần chục ngôi nhà mới xây kiểu biệt thự khang trang, bề thế tọa lạc trước tuyến đường mới cạnh cổng Đồn Biên phòng. Hàng xe tải có 7 - 8 chiếc được trai bản cầm lái nối đuôi nhau “cõng” thóc, ngô ra chợ huyện. Xa xa, cánh đồng thôn Lùng Phìn tưởng chừng chạy mãi đến cuối dãy núi mờ xa Lao Chải, Cốc Ngù, Sấn Pản…
Được mùa ngô hàng hóa.
Nâng chén rượu đậm hương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nậm Chảy, Ma Chiến Phúc hồ hởi: Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, xã đã có nhiều giải pháp triển khai thực hiện và được nhân dân đồng lòng hưởng ứng. Để thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới, từ năm 2012 đến nay, xã được Nhà nước đầu tư 70 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp tuyến đường từ trung tâm xã ra trung tâm huyện dài gần 10 km. Đây là tuyến đường huyết mạch để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương đang được nhà thầu hoàn thiện.
Tuyến đường vào xã trước đây bùn lầy, nước đọng lỗ chân trâu, ngựa, nay đã được mở rộng. Nơi “Nước sớm” đã có cuộc “cách mạng” không chỉ về giao thông mà còn là cả khâu thủy lợi. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cho biết: Trước đây, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, có năm mất mùa, vào ngày giáp hạt phải trông chờ Nhà nước cứu trợ gạo. Từ năm 2008, xã quy hoạch lại đất đai, khai hoang mở ruộng, người dân đã đổ biết bao mồ hôi, công sức. Đến nay, Nậm Chảy là một trong những địa phương đi đầu của huyện Mường Khương từ sản xuất lúa 1 vụ lên 2 vụ. Xóa đi cách làm cũ, người dân mạnh dạn chuyển đổi từ giống cây trồng năng suất thấp, sang những giống mới năng suất cao. Để thâm canh tăng diện tích, người dân chủ động vay vốn ngân hàng. Không ai có thể ngờ rằng từ vùng đất nghèo, năng suất lúa, ngô thấp, đến nay, đồng bào thâm canh giống lúa mới bình quân đạt 45 tạ/ha; năng suất ngô đạt hơn 35 tạ/ha, cao gấp đôi so với trước. Vào vụ thu hoạch, nhà nào cũng thóc, ngô phơi đầy sân, đủ ăn quanh năm. Có nguồn lương thực ổn định, nhiều nhà tìm cách làm giàu bằng nghề trồng chuối xuất khẩu, trồng thảo quả, sa nhân…
Nồng nàn hương rượu Cốc Ngù.
Theo chân Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, chúng tôi đến thôn Sấn Pản để mục sở thị mô hình làm giàu của gia đình anh Hoàng Seo Quáng, 34 tuổi, dân tộc Mông. Dọc đường tuần tra biên giới, bãi chuối rộng 25 ha, nhiều cây đã trĩu quả, trị giá hơn 3 tỷ đồng đang được đồng bào Mông nhanh tay cắt buồng đưa lên xe chở đi tiêu thụ. Anh Hoàng Seo Quáng cười niềm nở, kể cho chúng tôi nghe câu chuyện làm giàu của mình. Lý do đưa đẩy anh Quáng “bén duyên” với cây chuối và làm giàu nhờ chuối xuất phát từ việc anh gặp người bạn ở xã Bản Lầu trồng chuối đạt hiệu quả kinh tế cao. Năm 2003, anh Quáng bàn với vợ chuyển toàn bộ diện tích đất trồng ngô sang trồng chuối. Khó khăn lớn nhất với Quáng là điều kiện sản xuất khác nhiều so với trồng ngô, nhưng bù lại giá trị kinh tế trên cùng một diện tích canh tác cao gấp chục lần. Để thực sự làm chủ kỹ thuật, ngoài tận dụng cơ hội học hỏi ở bạn, Quáng nỗ lực mày mò, tìm hiểu. Từ năm 2010 đến nay, mỗi năm, anh trồng hơn 1 ha chuối xuất khẩu, doanh thu đạt 300 triệu đồng, chưa kể cấy lúa, ngô và chăn nuôi. Trừ chi phí sản xuất, gia đình anh lãi 150 triệu đồng từ trồng chuối. Thấy anh bán chuối mang tiền về nhiều hơn, bà con tìm đến học hỏi kinh nghiệm. Anh không ngần ngại chỉ bảo cách làm mới cho mọi người. “Mình mong muốn ngày càng có nhiều gia đình trong thôn, trong xã trở nên giàu” - Anh Quáng nói.

Rời nơi “Nước sớm”, tôi thầm tiếc giá như có nhiều thời gian hơn để khám phá mảnh đất và con người nơi đây giàu lòng mến khách. Lúc này, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nông Văn Minh tự tin nói: Tết quê vùng cao tuy không có ánh sáng lung linh, không tấp nập người xe, nhưng thật đầm ấm và nhiều ý nghĩa, bởi tết vùng cao vốn ẩn chứa những giá trị văn hóa cao đẹp, bền vững, thể hiện bản chất của những con người chân chất, giàu nghị lực đang mải miết làm giàu…
 
La Văn Tuất
Nguồn: baolaocai.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 612


Hôm nayHôm nay : 61745

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1480487

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74527458