14:26 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Diện mạo nông thôn mới nơi chiến trường Điện Biên xưa

Thứ bảy - 19/04/2014 06:32
Là xã biên giới nằm ở phía Tây lòng chảo Mường Thanh, Thanh Chăn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) có tổng diện tích tự nhiên trên 2.220ha, với trên 1.200 hộ, hơn 5.000 nhân khẩu thuộc các dân tộc Kinh, Thái, Tày, Nùng sinh sống.
Nhà mái bằng và đường bêtông đã xuất hiện ở Thanh Chăn, xã biên giới vùng cao Điện Biên. (Nguồn: svhttdldienbien.gov.vn)

Nhà mái bằng và đường bêtông đã xuất hiện ở Thanh Chăn, xã biên giới vùng cao Điện Biên. (Nguồn: svhttdldienbien.gov.vn)


Tháng 8/2010, Thanh Chăn được Nhà nước chọn là một trong 11 xã trên toàn quốc triển khai thí điểm chương trình xây dựng nông thôn mới. 

Sau hơn bốn năm thực hiện chương trình, các thành công ban đầu mà chương trình mang lại đã giúp người dân ở vùng biên giáp Lào có những tiền đề vững chắc để cải thiện, nâng cao đời song mọi mặt; từ đây diện mạo nông thôn mới ở Thanh Chăn đã có sự đổi thay đáng kể. 

Những công trình thiết yếu giải phóng sức người 

Đầu năm 2009, Thanh Chăn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng hai công trình cung cấp nước sạch Huổi Bẻ và Huổi Cưởm với tổng sức chứa 500m3. 

Với dự án nước sạch có tổng mức kinh phí đầu tư trên 16 tỷ đồng, người dân xã Thanh Chăn đã “hóa giải” được vấn nạn thiếu nước trong mùa khô hanh cũng như nguồn nước không hợp vệ sinh tồn tại từ nhiều năm trước đây. 

Có mặt tại bản Việt Thanh 4 vào một buổi chiều, phóng viên cảm nhận được niềm vui mà người dân sinh sống ở nơi “cuối xã, tựa lưng vào núi” này khi được sử dụng nguồn nước sạch. 

Không còn cảnh người dân tất bật, vội vã lo đi gánh từng thùng nước ở những khe nước trong lòng núi. Thay vào đó, bên những bể nước đầy ăm ắp, người già, phụ nữ đang vui vẻ giặt giũ quần áo, vo gạo chuẩn bị nấu cơm; các em nhỏ nô đùa tắm mát.

Bà Phạm Thị Dậu (80 tuổi) ở bản Việt Thanh 4 cho biết: Trước đây, khi chưa có nguồn nước sạch, cứ mỗi lần chuẩn bị nấu cơm là một lần khó nhọc, lo lắng đối với bà vì phải lo đi gánh nước. 

Chiếc giếng đào của gia đình bà sâu gần 20m mà nước múc lên dùng cứ có mùi khó chịu, màu đục, nấu cơm và giặt quần áo đều không được vì nguồn nước không hợp vệ sinh. Từ khi có nguồn nước từ công trình nước sạch, bà Dậu yên tâm vì gia đình đã được dùng nước hợp vệ sinh để sinh hoạt hằng ngày. 

Cũng theo bà Dậu và nhiều hộ dân ở bản Việt Thanh 4, Việt Thanh 5, Hoong Lếch Cang…, từ khi có công trình nước sạch này, các gia đình đã san lấp giếng khơi vì nguồn nước giếng không đảm bảo vệ sinh. Có công trình nước sạch rồi, nhiều người càng phấn khởi, vui mừng hơn trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày. 

Ông Trần Văn Hân, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Thanh Chăn cho biết cái được nhất từ công trình nước sạch này là người dân Thanh Chăn đã có nguồn nước hợp vệ sinh để sử dụng, không còn lo lắng về bệnh tật do nguồn nước. Người phụ nữ trên địa bàn cũng được giải phóng sức lao động do không phải đi bộ hàng kilômét đến khe suối, con nước ngầm chảy ra từ lòng núi để lấy nước như những năm trước đây. 

Với hệ thống ống dẫn dài tổng cộng hơn 250km nối từ trung tâm hai công trình Huổi Cưởm và Huổi Bẻ 1, nguồn nước sạch đã đến tận nhà dân, đảm bảo người dân ở 18 tổ, đội, thôn, bản trên địa bàn ai cũng có thể dùng nguồn nước sạch này.

"Sinh sau, đẻ muộn” so với hai công trình nước sạch Huổi Cưởm và Huổi Bẻ một năm là dự án xây dựng bếp biogas khí sinh học trên địa bàn. Sau khi thí điểm và đưa vào sử dụng đại trà, dự án này đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho hàng trăm hộ dân trên địa bàn xã Thanh Chăn. Đến nay, phong trào xây hầm biogas ở Thanh Chăn đã lên tới trên 580 hộ. 

Anh Nguyễn Quốc Hùng (bản Việt Thanh 4), hồ hởi cho biết hơn 2 năm sử dụng mô hình bếp biogas sử dụng khí sinh học, mỗi tháng gia đình anh tiết kiệm được gần 300.000 đồng. Nhận thấy tính tiện ích, lợi nhuận từ loại bếp này, gia đình anh đã tăng thêm đàn gia súc lên gần 10 con mỗi lứa để tận dụng chất thải chăn nuôi cung cấp cho việc vận hành bếp gas sinh học. 

Nhiều hộ sử dụng bếp gas khí sinh học ở Thanh Chăn cũng cho biết: Từ khi có bếp gas sinh học, người dân địa phương đã không còn lên rừng lấy củi làm chất đốt nữa; vừa đảm bảo rừng không bị khai thác, người phụ nữ có thời gian làm những công việc nhà; môi trường cũng đảm bảo hơn do lượng phân gia súc ở các thôn, bản được tận dụng cho bể gas sinh học. 

Diện mạo nông thôn mới nơi vùng biên 

“Nếu không có chương trình xây dựng thí điểm nông thôn mới” thì Thanh Chăn sẽ phải mất nhiều năm nữa mới đạt được những thành quả như ngày hôm nay,” đây là khẳng định của ông Trần Văn Hân, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm xã Thanh Chăn - xã điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Điện Biên, tháng 4/2012. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn xã Thanh Chăn đã có nhiều khởi sắc. 

Cơ sở vật chất xã đã được xây dựng khang trang như đường trục vào xã, đường liên thôn bản, đường ngõ xóm được cứng hóa, đảm bảo giao thông bốn mùa, tạo nên con đường vòng cung thông thương, giao lưu kinh tế thông suốt qua các xã Thanh Hưng, Thanh Yên…vùng ngoại vi thành phố Điện Biên Phủ. 

Hệ thống kết cấu hạ tầng như trụ sở xã, trường lớp học, trung tâm học tập cộng đồng, nhà văn hóa xã được sửa chữa, nâng cấp, xây mới, đáp ứng được hoạt động của chính quyền địa phương, học tập và giảng dạy của học sinh, giáo viên và vui chơi của nhân dân. Qua đó, chất lượng cuộc sống của nhân dân về vật chất, văn hóa, tinh thần được nâng lên; tinh thần đoàn kết, tính cố kết cộng đồng các dân tộc anh em trên địa bàn càng bền vững, thắt chặt. 

Trở lại Thanh Chăn hôm nay, điều làm phóng viên bất ngờ là tại những bản làng “tựa lưng vào núi” trước kia chỉ có các nếp nhà sàn của dân tộc Thái, giờ đây nhiều ngôi nhà cao tầng khang trang, bề thế mang dáng dấp hiện đại đã xây dựng lên. Những nếp nhà sàn truyền thống cũng đã sửa sang, bừng sáng màu sơn cánh gián.

Lý giải về điều này, ông Cà Văn Pánh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Thanh Chăn cho biết, do đường liên thôn, bản được bêtông hóa nên yếu tố tách biệt giữa bản với trung tâm xã không còn như trước đây nữa. Đường sá đi lại dễ dàng, tiện lợi, nên người dân có thể vận chuyển, tập kết nguyên vật liệu để xây dựng nhà cửa một cách dễ dàng. 

Trên lĩnh vực sản xuất kinh tế, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mà nhiều hộ dân ở Thanh Chăn đã có đà phát triển vững bền. Các mô hình trồng nấm thương phẩm; nuôi cá theo mô hình vườn-ao-chuồng kết hợp; nuôi nhím, gà Lương phượng, ngan Pháp… đã trở thành thế mạnh kinh tế ở Thanh Chăn. 

Cho đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ hộ nghèo của xã Thanh Chăn chỉ còn gần 8% và hộ nghèo hơn 10%. Xã không còn nhà tạm bợ, dột nát; 100% số gia đình được sử dụng nguồn điện lưới quốc gia, có phương tiện nghe, nhìn; 16/18 thôn, bản đạt văn hóa và trên 1.000 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. 

Dù xuất phát điểm với nhiều khó khăn, hạn chế từ những đặc thù một xã miền núi, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Thanh Chăn đã đạt được 12 tiêu chí so với Bộ tiêu chí Xây dựng nông thôn mới của Trung ương: Quy hoạch; nhà ở dân cư; tỷ lệ hộ nghèo; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên; hình thức tổ chức sản xuất; giáo dục; văn hóa; hệ thống tổ chức chính trị; an ninh trật tự xã hội. 

Thanh Chăn hiện là xã đứng đầu về số tiêu chí đạt được của Bộ tiêu chí so với hơn 20 xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011-2015.
Những ngày này, các bản, làng văn hóa ở Thanh Chăn đang rộn rã với các dịch vụ du lịch, ẩm thực, giao lưu văn nghệ, thu hút du khách đến tham quan, lưu trú. Khi đến đây, du khách sẽ được hòa mình trong bản sắc văn hóa đậm chất văn hóa bản địa của các dân tộc Thái, Tày, Nùng trên địa bàn Thanh Chăn đồng thời hiểu rõ hơn nội lực, sức bật của một xã vùng biên giới đang phát triển từng ngày./.
XUÂN TIẾN-NGUYỄN CƯỜNG
Nguồn vietnamplus.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 448

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 444


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1531565

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74578536