09:43 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gắn dạy nghề cho lao động nông thôn với xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 17/03/2015 00:27

Huyện Vị Xuyên (Hà Giang) luôn xác định dạy nghề cho lao động nông thôn là tiền đề quan trọng của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn mà mục tiêu trước mắt là xây dựng thành công nông thôn mới trên địa bàn.

Xuất phát từ mục tiêu đó, trong hơn 4 năm vừa qua khi tỉnh Hà Giang tổ chức triển khai xây dựng nông thôn mới, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn ở huyện Vị Xuyên ngày càng được quan tâm phát triển, chất lượng dạy nghề ngày càng được nâng lên, nhiều loại hình đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp được mở rộng và đa dạng hoá.

Một trong các tiêu chí về nông thôn mới đối với các xã vùng trung du và miền núi là tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản phải dưới 45 % dân số. Vì vậy, trong những năm qua, Trung tâm Dạy nghề của huyện Vị Xuyên đã tăng cường mở các lớp dạy nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn như kỹ thuật hàn, điện dân dụng, sửa chữa xe máy….

Các mô hình dạy nghề của huyện đã đáp ứng được một phần nhu cầu học các nghề phi nông nghiệp của lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm tại các cơ sở tư nhân và phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu lao động.

Tính đến cuối năm 2014, trên địa bàn huyện Vị Xuyên đã có trên 40 % số nông dân được học các nghề phi nông nghiệp, sau khi tốt nghiệp đã tự tìm được việc làm tại các cơ sở của các doanh nghiệp trên địa bàn của huyện hoặc tự tạo việc làm tại chỗ; nhiều nông dân sau khi được học nghề đã tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề, mạnh dạn vay vốn đầu tư cơ sở sản xuất mang lại nguồn thu nhập cao cho bản thân và tạo việc làm cho nhiều lao động khác.

Bên cạnh đó, nhằm không ngừng nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, đáp ứng tiêu chí về nâng cao thu nhập của người nông dân và giảm tỷ lệ hộ nghèo trong quá trình xây dựng nông thôn mới, Trung tâm Dạy nghề huyện Vị Xuyên cũng đã đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp như mở các lớp về kỹ thuật gieo trồng các loại cây lương thực, thực phẩm, kỹ thuật chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm chủ yếu trên địa bàn.

Nhờ đó đã giúp người nông dân nâng cao thu nhập từ chính trên đồng ruộng và chuồng trại chăn nuôi của gia đình mình. Vì vậy, có thể nói, trong thời gian qua, Trung tâm Dạy nghề huyện Vị Xuyên đã cơ bản đáp ứng được mục đích, yêu cầu đề ra, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động tại các vùng nông thôn trong huyện gắn với các tiêu chí trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Theo ông Phạm Đức Thụ, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện Vị Xuyên: Xác định dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn, nhằm góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới, Trung tâm Dạy nghề của huyện luôn đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo nhằm phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa  nền nông nghiệp của địa phương.

Bên cạnh đó, Trung tâm đã đề ra mục tiêu đến hết năm 2015 sẽ đào tạo nghề cho 5.850 lao động nông thôn trong huyện, trong đó đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho 5.660 lao động nông thôn, đào tạo trung cấp nghề cho 150 lao động; đào tạo cao đẳng cho khoảng 40 lao động.

Theo: molisa.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 399


Hôm nayHôm nay : 62621

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1320102

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74367073